Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

“Treo thưởng 20 triệu đồng cho ai tát vô mặt nó…”: Phải xử lý nghiêm để răn đe

Thứ Sáu 25/10/2019 | 10:14 GMT+7

VHO- Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra vụ facebooker mang tên Đàm Vĩnh Hưng đã tham gia kích động cư dân mạng khiến một số người đã truy tìm và đến thẳng nhà một người đàn ông 30 tuổi, quê An Giang để “xử lý” người này vì đã đánh con. Hành vi bạo hành trẻ em là vi phạm pháp luật, nhưng hành vi kích động người khác dùng “luật rừng” cũng cần phải xử nghiêm.

 Trước đó ngày 18.10, tài khoản Facebook có tên là Đàm Vĩnh Hưng đã đăng dòng trạng thái: “Lúc trẻ con bị bạo hành thì sao ta? Hay là đợi đến con nhà mình bị thì lúc đó mới thôi k làm thánh nhân nữa???”. Dòng trạng thái này được đưa lên, sau khi mạng xã hội xuất hiện clip ngắn về một người đàn ông bạo hành con đẻ là một đứa trẻ khoảng 3 tuổi.

Tiếp theo đó tài khoản facebook Đàm Vĩnh Hưng đã kêu gọi “anh em giang hồ” tát vô mặt người đàn ông bạo hành con và quay lại clip. Thậm chí tài khoản này còn “treo thưởng 20 triệu đồng uống cà phê chơi cho ai tát vô mặt nó liên tục y chang như vậy”. Trên nhiều tài khoản Facebook được cho là của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng còn có nhiều bài viết cho rằng việc xử lý kẻ bạo hành trẻ con là đúng đắn. Hành vi bạo hành trẻ em, đặc biệt kẻ bạo hành lại là cha ruột là hành vi đáng lên án và cần phải bị xử lý theo pháp luật. Dư luận phẫn nộ trước cái xấu, cái ác, cái vô nhân tính là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hành vi kích động đám đông dùng “luật rừng” thay cho luật pháp là hành vi đáng lên án và đáng bị xử lý.

Trao đổi với Văn Hoá, Luật sư Trương Anh Tú (Giám đốc Công ty TNHH TAT Law firm) nhận định: Đây là một hiện tượng xã hội rất nguy hiểm và đáng lên án. Hiện tượng này đến từ nhiều lý do khác nhau, một mặt nó phản ánh cái sự hung hăng vốn có, sự bất đồng nông cạn của một bộ phận dân chúng, được tiếp sức của các mạng xã hội thời công nghệ 4.0. Mặt khác, đóng vai trò quan trọng, đó là việc pháp luật được thi hành chậm trễ hoặc không được thi hành đối với những hành vi vi phạm. Tình trạng chậm trễ và thiếu nghiêm khắc của luật pháp khi xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội cũng khiến cho tâm lý người dân có những phản ứng tiêu cực và muốn dùng “luật rừng”. Tình trạng này thì chúng ta có thể thấy nhiều qua những trường hợp đòi nợ theo kiểu tín dụng đen xã hội đen.

Hiện tượng này phản ánh sự vô pháp, rất đáng lên án. Nếu ai đó vi phạm pháp luật thì người đó phải chịu sự trừng trị của pháp luật, mọi hành xử của công dân trên cơ sở luật pháp điều đó có nghĩa là người vi phạm pháp luật để cho pháp luật xử lý. Đối với vụ việc cụ thể này, nếu người bị hành hung có thương tích trên 11% thì những cái đối tượng “anh hùng rơm” kia có thể bị truy tố với tội danh Cố ý gây thương tích, ngay cả trong trường hợp thương tích chưa đủ 11% vẫn có thể xem xét khởi tố vụ án. “Tuy nhiên trường hợp này, tôi nhận thấy những thương tích là không đáng kể nhưng vẫn cần thiết phải xử phạt hành chính đối với những người này để răn đe”, luật sư Trương Anh Tú nhận định.

Thời gian gần đây nổi lên một hiện tượng những “hiệp sĩ rởm” những “anh hùng rơm” đã tấn công người khác, khi họ tự cho rằng mình có cái quyền được dạy dỗ và “thay trời hành đạo”, bên cạnh đó rất đáng buồn là một bộ phận người dân lại cổ vũ cho những hành vi bạo lực này. Và điều nguy hiểm hơn nữa là những người đứng ra kích động lại là những người có tài khoản mạng xã hội với số lượng người theo dõi rất lớn nên mức độ lan toả rất nhanh và rộng. Đối với người nổi tiếng, thường có lượt người hâm mộ rất lớn. Thậm chí nhất cử nhất động của họ sẽ được người hâm mộ theo dõi và làm theo.

Tuy nhiên, nếu đã là người của công chúng mà ngay cả kiến thức pháp luật tối thiểu cũng không trang bị được cho mình thì rất dễ làm hỏng một bộ phận giới trẻ sau này. Do đó, xử lý nghiêm hành vi của họ sẽ ngăn chặn được hiện tượng dùng “luật rừng” thay luật pháp. Mặt khác, mỗi người phải tự xây dựng cho mình những chuẩn mực đạo đức, nhận thức pháp luật đúng đắn, biết phân biệt lẽ phải, sự công bằng và đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội. Khi trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng, lúc đó mọi người sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý bởi đám đông. 

 Hành vi kích động của facebooker Đàm Vĩnh Hưng có thể bị xử lý như sau: Bị truy tố về “Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” theo Điều 134 - Bộ luật Hình sự, với mức phạt theo khoản 1 có thể lên tới 03 năm tù. Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “xúi giục người khác đánh nhau” được quy định tại điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định. Mức phạt tiền với hành vi này là từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

 

HOÀNG HƯƠNG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top