Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Kinh tế Việt – Đức: Làm sao tận dụng lợi thế nhất cho doanh nghiệp Việt Nam

Thứ Bảy 03/10/2020 | 20:06 GMT+7

VHO- Năm 2020 có thể nói là một năm khó khăn khi cả thế giới đang phải lao đao gồng mình chống chọi lại với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp Việt Nam và Đức. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực từ tháng 8.2020 sẽ là một bàn đạp vững chắc cho việc hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia trong thời gian tới.

Ngày 3.10, trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa Việt – Đức 2020 (diễn ra từ 2-4.10 tại Hà Nội), Đài TNVN phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Hội thảo hợp tác kinh tế Việt – Đức: Hợp tác thực chất, hiệu quả, cùng nắm bắt cơ hội mới. Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng giám đốc Đài TNVN cho biết, năm 2020 có thể nói là một năm khó khăn khi cả thế giới đang phải lao đao gồng mình chống chọi lại với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, trong đó có cả doanh nghiệp Đức và Việt Nam.

Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Đức tọa đàm tại Hội thảo

"Nhưng tôi tin tưởng rằng, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu vừa có hiệu lực từ tháng 8.2020 sẽ là một bàn đạp vững chắc cho việc hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đức trong thời gian tới. “Năm 2020 Việt Nam vừa giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, vừa là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và Đức là Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu vào 6 tháng cuối năm 2020. Trọng trách đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để hai nước đẩy mạnh hợp tác hơn nữa, đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam và Đức cả về sản xuất và dịch vụ thương mại”, Phó Tổng giám đốc Đài TNVN nhấn mạnh.

Việt Nam và Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 23.9.1975. Trong những năm qua, Đức luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu Âu với kim ngạch song phương năm 2019 lên tới hơn 15 tỷ USD, trung bình mỗi năm tăng hơn 10%. Hơn 300 doanh nghiệp Đức đang triển khai hơn 300 dự án tại Việt Nam với nguồn vốn 2 tỷ USD. Về phía Việt Nam, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đang thực hiện 35 dự án tại Đức, trị giá lên đến hơn 250 triệu USD. Hiện nay trên toàn nước Đức đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt, và ngược lại có khoảng hơn 300 doanh nghiệp Đức đang triển khai các dự án hợp tác trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, chế tạo máy, logistics… tại Việt Nam.

Hội thảo thu hút 200 doanh nghiệp tham gia 

Hội thảo với sự tham gia 200 doanh nghiệp là dịp để đại diện các bên liên quan, đặc biệt là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ mong muốn, nguyện vọng, đề xuất giải pháp giúp hai nền kinh tế khai thác tối đa cơ hội hợp tác thực chất, cùng phát triển. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, điều quan trọng là sự hỗ trợ của các bên liên quan nhằm giúp các doanh nghiệp hai bên dễ dàng tiếp cận với hiệp định, làm thế nào để tận dụng lợi thế nhất cho doanh nghiệp Việt Nam…

Ông Andrea Stoffers, Trưởng đại diện Viện Friedrich Naumann của Đức tại Việt Nam cho rằng, trong Hiệp định EVFTA đòi hỏi khắt khe với tiêu chuẩn doanh nghiệp như an toàn lao động, bảo vệ môi trường, không sử dụng lao động trẻ em… do đó doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm kiếm thông tin, tìm hiểu càng nhiều càng tốt làm sao để thực hiện đáp ứng được điều kiện khắt khe của các nước châu Âu.

 “Để chuẩn bị cho cộng đồng Việt Nam tiếp cận tối ưu với hiệp định, cần chuẩn bị ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Thứ nhất, bên cạnh sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Ngoại giao, các cơ quan ban ngành cần sự hỗ trợ của báo chí, trong đó có Đài TNVN. Thứ 2 cần xúc tiến tổ chức các hội thảo hội nghị ở cấp độ địa phương. Bên cạnh đó, đề cao các điển hình hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Đây được xem là những ví dụ cụ thể để các doanh nghiệp cùng nhau hướng tới thành công”, ông Andrea Stoffers, Trưởng đại diện Viện Friedrich Naumann của Đức tại Việt Nam đề xuất.

N.KHANG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top