Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

Hai bộ SGK đã... “biến mất”

Thứ Sáu 12/03/2021 | 10:51 GMT+7

VHO- Việc 2 bộ sách giáo khoa (SGK) Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và tiến bộ trong giáo dục đã “bốc hơi” khỏi danh sách các bộ SGK lớp 2 đang lưu hành khiến nhiều phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, lo lắng. 


 Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”

Nhiều người cho rằng, SGK là học liệu quan trọng nhất của bất cứ nền giáo dục nào nên cần có tính ổn định lâu dài, cho nên không ai mong muốn con em mình lớp 1 học bộ SGK này, nhưng lớp 2 lại học bộ SGK khác…
Liệu có đảm bảo tính nối tiếp?
Trong danh sách các đầu SGK lớp 2 và lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Bộ GD&ĐT phê duyệt, chỉ còn 3 bộ là Cánh diều; Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Trong khi đó, 2 bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội đầu tư, tổ chức biên soạn; Vì sự bình đẳng và tiến bộ trong giáo dục do Công ty CP Phát hành sách giáo dục đầu tư, tổ chức biên soạn đã không còn trong danh sách được phê duyệt. Sự xáo trộn này đã gây lo ngại cho phụ huynh học sinh và giáo viên.
Được biết, các bộ SGK lớp 1 được phê duyệt gồm 46 cuốn của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cộng thêm SGK môn tự chọn tiếng Anh. Các trường tiểu học được phép lựa chọn các bộ SGK khác nhau hoặc từng cuốn của trong mỗi bộ. Thống kê cho thấy, bộ sách Cùng học để phát triển năng lực chiếm hơn 14% thị phần trong tổng số 5 bộ SGK lớp 1 được phê duyệt, một số cuốn trong bộ sách nay chiếm tới 40% thị phần và có tới 53/63 tỉnh, thành trên cả nước có trường tiểu học chọn bộ SGK này để giảng dạy. Nhiều người lo lắng nếu không còn bản sách cùng tên ở lớp 2 thì liệu có đảm bảo tính nối tiếp? Đó là còn chưa nói tới việc thay đổi SGK sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi họ được tập huấn với học liệu đã được nhà trường lựa chọn. 
Thực tế, định hướng triết lý giáo dục, định lượng về kiến thức cho các bộ SGK là như nhau, nhưng mỗi bộ sách có cách bố cục, xây dựng nhân vật, thể hiện triết lý giáo dục, cách thức trình bày, việc sắp xếp trật tự chủ đề… là khác nhau. Và như vậy, nếu thay đổi SGK chắc chắn sẽ có xáo trộn, ít nhất là về tâm lý và luồng tư duy của học sinh. Việc không còn hai bộ SGK nói trên dường như đi ngược với chủ trương hướng tới tính đa dạng “một chương trình nhiều bộ SGK” đã được đưa vào Nghị quyết của Quốc hội. 


 Bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”

Nhà xuất bản Giáo dục lên tiếng
Trước sự băn khoăn của dư luận, NXB Giáo dục Việt Nam đã có văn bản giải thích lý do vì sao không tổ chức biên soạn tiếp 2 bộ Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Theo đó, 2 bộ SGK nói trên đã được hợp nhất với 2 bộ SGK khác và từ lớp 2 trở lên, NXB Giáo dục Việt Nam chỉ còn 2 bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống được hợp nhất từ bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Cùng học để phát triển năng lực; bộ Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Trả lời câu hỏi, việc hợp nhất các bộ sách liệu có ảnh hưởng tới việc dạy và học hay không? Đại diện NXB Giáo dục cho rằng, điều đó không làm ảnh hưởng bởi lẽ mỗi cuốn SGK đều bám sát và cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1 học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu.
Cũng theo NXB này, 4 bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam tuy có sự khác biệt, nhưng đều thể hiện quan điểm xuyên suốt trong việc biên soạn SGK. Việc hợp nhất là nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các bộ SGK mới, nên giữa 4 bộ SGK lớp 1 và 2 bộ SGK lớp 2 đều có sự liên thông chặt chẽ. Vì thế, ở lớp 1 dù giáo viên và học sinh sử dụng bộ SGK nào, thì đến lớp 2 vẫn có thể lựa chọn SGK Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo để tiếp nối chương trình. Ngoài ra, ở lớp 1, với các địa phương tiếp tục sử dụng bộ Cùng học để phát triển năng lực hoặc Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu.
Tuy nhiên, những lời giải thích trên cũng chỉ là ý kiến từ phía NXB Giáo dục, còn theo một số chuyên gia giáo dục, quan điểm biên soạn của 2 bộ sách là quá khác biệt và hơn nữa, thời gian lại quá gấp gáp để có được sự “hợp nhất” đúng nghĩa.
Văn Hóa sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này. 

 QUỐC HÙNG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top