Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Giới khảo cổ khai quật bức tranh khổng lồ kỳ thú 3.000 năm tuổi

Thứ Tư 31/03/2021 | 22:48 GMT+7

VHO- Các nhà khảo cổ phát hiện bức tranh tường 3.000 năm tuổi vẽ thần nhện cầm gươm ở Peru.

Một phần của bức tranh tường thần nhện được khai quật ở Peru. Ảnh: Twitter Antiguo Peru

Các nhà khảo cổ học ở miền bắc Peru công bố phát hiện bức tranh tường dài 15m x 5m từng là vật trang trí của một ngôi đền thời tiền Colombia. Các nhà khảo cổ cho hay, thần nhện có 8 chân và ít nhất 1 chân trong số đó đang vung gươm.

Bức tranh được phát hiện vào tháng 11.2020. Khi những người nông dân địa phương cố gắng khai khẩn mở rộng các đồn điền trồng bơ và mía, họ phá huỷ phần lớn huaca - ngôi đền nghi lễ của người Peru - và ở đó lộ ra một bức tranh tường kỳ thú.

Régulo Franco Jordán - một trong những nhà khảo cổ học đã khai quật và bảo tồn phần còn lại chưa bị phá huỷ của tác phẩm nghệ thuật cổ đại - nói với tờ La República của Peru: "Những gì chúng tôi có ở đây là một ngôi đền đã từng là trung tâm nghi lễ hàng nghìn năm trước".

Jordán ước tính bức tranh tường có niên đại khoảng 3.200 năm tuổi và lưu ý rằng, khoảng 60% bức tranh đã bị phá hủy khi nông dân địa phương sử dụng máy móc hạng nặng để khai khẩn đất đai.

Trong phần bức tranh tường chưa được khai quật có thể nhìn thấy chân nhện và chuôi gươm. Ảnh Twitter Antiguo Peru

Các nhà khảo cổ cho rằng, huaca và bức tranh tường thuộc nền văn hóa Cupisnique - vốn thường dùng nhện như một biểu tượng thần thánh. Người Cupisnique sinh sống trong khu vực, ngày nay được gọi là Thung lũng Virú, trong phần lớn thời kỳ đồ sắt.

Năm 2008, một bức bích họa về thần nhện xuất hiện trong một ngôi đền được cho là thuộc về văn hoá Cupisnique gần đó, và các địa điểm Cupisnique khác đã sản xuất đồ gốm với trang trí là loài nhện.

Jordán đã đặt tên ngôi đền này là Tombalito, nằm tiếp giáp với sông Virú trên bờ biển phía tây bắc của Peru.

Theo ông Jordán, con nhện vẽ trên đền thờ gắn liền với nước và là loài động vật cực kỳ quan trọng trong các nền văn hoá tiền Tây Ban Nha. Có khả năng đã có một buổi lễ té nước thiêng, đặc biệt được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 3 khi những cơn mưa từ các khu vực cao hơn đổ xuống.

Di tích này đã được đăng ký, nhưng nhóm nghiên cứu sẽ tạm thời hoãn lại việc khai quật và quay lại đó khi đại dịch kết thúc.

Trước đó, cũng trong năm 2020, các nhà khảo cổ học Peru đã phát hiện hình vẽ một con mèo khổng lồ trên mặt đất ở sa mạc Nazca nổi tiếng.

Hình vẽ cổ đại khổng lồ này đã gia nhập danh sách các geoglyph - hình vẽ khổng lồ trên mặt đất - vốn là một trong những bí ẩn khảo cổ chưa có lời giải lớn nhất do số lượng và kích thước của chúng. Các nhà khoa học tin rằng, những hình vẽ này được tạo ra trên mặt đất có chức năng nghi lễ và thiên văn. Hình vẽ con mèo khổng lồ đã nằm trong sa mạc hơn 2.000 năm.

LAODONG.VN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top