Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Khi bảo tàng đi ngược với sứ mệnh

Thứ Tư 07/04/2021 | 09:58 GMT+7

VHO- Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã khiến một số bảo tàng tại Mỹ buộc phải bán các tác phẩm có giá trị để tồn tại.

 Một gian triển lãm ở Bảo tàng Metropolitan Ảnh: WORLDPRESS

Thế nhưng, hành động được cho là đi ngược với sứ mệnh của bảo tàng này đã vấp phải những chỉ trích gay gắt từ phía nhiều nhà phê bình và cộng đồng địa phương.

Không đủ kinh phí duy trì

Lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19 đãkhiến các bảo tàng ở nhiều quốc gia phải tạm dừng đón khách, thậm chí có bảo tàng không còn cơ hội mở cửa trở lại. Theo một cuộc khảo sát do Hội đồng Bảo tàng quốc tế thực hiện hồi tháng 6.2020 với gần 1.600 bảo tàng tại 107 quốc gia trên thế giới, hơn 10% bảo tàng cónguy cơ không thể mở cửa trở lại do không cóđủ kinh phí duy trì hoạt động vì phải đóng cửa suốt thời gian dài, trong khi các nguồn hỗ trợ từ chính quyền hoặc các nhà tài trợ cũng bị cắt giảm đáng kể. Và “lối thoát” được một số bảo tàng tại Mỹ lựa chọn là bán các bức tranh cógiátrị để tạo doanh thu trong giai đoạn kinh tế khókhăn.

Được biết, năm 2020 Bảo tàng Brooklyn ở New York (Mỹ) đã rao bán 12 tác phẩm, trong đócócác tác phẩm của hai họa sĩ người Pháp Claude Monet và Jean Dubuffet, để cóngân sách duy trì bộ sưu tập của mình. Trong khi đó, bảo tàng nghệ thuật Everson ở Syracuse, New York cũng đã bán một bức tranh của họa sĩ Mỹ Jackson Pollock với giá12 triệu USD, để thực hiện đa dạng hóa bộ sưu tập của mình... Ông Max Hollein, Giám đốc Bảo tàng Metropolitan tại New York tiết lộ, số tiền thu được từ việc bán các tác phẩm sẽ được dùng để trang trải các chi phí liên quan tới chăm sóc bộ sưu tập và tiền lương của đội ngũ nhân viên. Ông Hollein cũng cho rằng phương án này chỉ mang tính tạm thời trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Trước đây, việc bán các tác phẩm để trang trải chi phí hoạt động sẽ không được cấp phép bởi Hiệp hội Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật (AAMD) ở Mỹ. Các bảo tàng của xứ Cờ hoa chỉ cóthể bán các tác phẩm như một cách thức xử lý các hiện vật hay tác phẩm không còn phù hợp, để mua lại những tác phẩm khác. Tuy nhiên, các quy tắc đã được nới lỏng bởi tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến du khách và nguồn tài trợ công gần như không có.

Gây tranh cãi

Việc các bảo tàng bán tác phẩm nghệ thuật để tạo nguồn thu cho chi phí duy trì và lưu trữ kho tác phẩm nghệ thuật trong giai đoạn đại dịch trở thành chủ đề gây tranh cãi tại Mỹ. Trong khi một số đồng tình với hoạt động bán tác phẩm cókiểm soát, thì số khác lại phản ứng gay gắt, cho rằng đây là hành động đi ngược lại sứmệnh của các bảo tàng, vốn cótrách nhiệm gìn giữvàbảo tồn các tác phẩm nghệthuật đểcông chúng chiêm ngưỡng. Nhà báo Terry Teachout của tờ Wall Street Journal cho rằng, bảo tàng đang “bán đi linh hồn của chính mình” và mục đích gây quỹ nhằm đa dạng hóa bộ sưu tập chỉ là cái cớ để phản bội niềm tin của công chúng.

Thêm vào đó, luật sư Laurence Eisenstein, người phát động một cuộc biểu tình phản đối các quan chức Bảo tàng Nghệ thuật Baltimore cũng bày tỏ quan ngại: “Thật đáng lo ngại nếu các tác phẩm nghệ thuật trên các bức tường bị biến thành tài sản tài chính”. Ông Eisenstein đưa ra cảnh báo, các nhà tài trợ và chính quyền cóthể sẽ rút khoản tiền hỗ trợ cho các bảo tàng bán nhiều tác phẩm. Thậm chí, ông Eisenstein còn nhận định, tại thời điểm này, rất khóđể các bảo tàng trở thành “người bảo vệ” đáng tin cậy của các tài sản văn hóa Mỹ.

Rõ ràng, khi những làn sóng Covid-19 chưa được kiểm soát hiệu quả thì việc giải quyết bài toán doanh thu để cóthể duy trì và đảm bảo các hoạt động lưu trữ tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng Mỹ vẫn vô cùng khókhăn. Cuộc tranh cãi xung quanh câu chuyện một số bảo tàng buộc phải “hi sinh” tác phẩm nghệ thuật để “cầm cự” vì thế cũng sẽ khócóhồi kết. Và đócũng là minh chứng cho thấy thách thức không nhỏ trong công tác bảo tồn các tài sản văn hóa trước những tác động nghiêm trọng của đại dịch. 

 BÙI THƯƠNG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top