Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm "môi trường văn hóa" và "đời sống văn hóa"

Thứ Bảy 10/04/2021 | 10:35 GMT+7

VHO- Nhằm làm rõ vai trò của môi trường văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, ngày 9.4 tại Hà Nội, Viện VHNT quốc gia Việt Nam, Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức Hội thảo khoa học “Xác định khái niệm xây dựng môi trường văn hóa”.

Hội thảo thu hút nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý

Những vấn đề liên quan đến môi trường văn hóa đã được bàn thảo, phân tích trên nhiều diễn đàn, bối cảnh cũng như vận dụng vào đời sống, tuy nhiên cho đến bây giờ thì khái niệm môi trường văn hóa vẫn chưa đầy đủ và thống nhất.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn (Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam) nhấn mạnh, việc xác định xây dựng khái niệm môi trường văn hóa nhằm làm rõ nội làm khái niệm, khung phân tích về xây dựng môi trường văn hóa.

Hội thảo quy tụ ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý…, cùng nhau chia sẻ quan điểm, hướng tiếp cận nghiên cứu nhằm xác lập luận cứ khoa học, thống nhất về cơ sở lý luận đề tài, khái niệm, quan điểm lý thuyết về môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa.

PGS.TS Lê Quý Đức (Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) nêu rõ, trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm môi trường văn hóa được nhắc nhiều, song chưa có sự chỉ dẫn rõ ràng, có khi lẫn lộn giữa  khái niệm Môi trường văn hóa với Đời sống văn hóa.

Những ý kiến tại hội thảo sẽ được tổng hợp nhằm định hướng về mặt lý luận cho các đề tài nhánh của Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Theo PGS Lê Quý Đức, có thể đưa ra quan niệm: Môi trường văn hóa là một bộ phận của môi trường sống của con người, bao gồm tổng thể hữu cơ các yếu tố vật thể, tinh thần và quan hệ xã hội mang tính nhân văn,  tác động qua lại với con người. Chúng quy định sự sáng tạo văn hóa, nhu cầu sinh hoạt văn hóa và định hướng giá trị của đời sống con người.

“Cần cụ thể hóa các yếu tố trong cơ cấu của Môi trường văn hóa với những tiêu chí định lượng, định tính rõ ràng. Có như vậy, việc xây dựng môi trường văn hóa mới đúng và trúng vấn đề thực tiễn đòi hỏi, góp phần phát huy vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa động lực phát triển kinh tế- xã hội và con người”, PGS. TS Lê Quý Đức lưu ý.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng (Viện VHNT Quốc gia Việt Nam) cho rằng, môi trường văn hóa có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của đất nước. Môi trường văn hóa lành mạnh là cơ sở để phát triển kinh tế, bình ổn xã hội, cân bằng môi trường. Môi trường văn hóa bị tổn thương sẽ dẫn đến các hệ lụy không thể lường hết được. Liên quan đến nội dung này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ lý luận đến thực tiễn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và  cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhận định, cách tiếp cận khái niệm môi trường văn hóa chưa đầy đủ thời gian qua đang dần bộc lộ những khiếm khuyết, hạn chế, dẫn đến kết quả xây dựng môi trường văn hóa đạt hiệu quả chưa cao, đôi khi còn hình thức, bề nổi. Bởi vậy, cần có sự xem xét, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và bối cảnh  hiện đại hóa, toàn cầu hóa.

Cách tiếp cận khái niệm môi trường văn hóa chưa đầy đủ đang dần bộc lộ khiếm khuyết, dẫn đến kết quả xây dựng môi trường văn hóa đạt hiệu quả chưa cao

Nhìn từ góc độ thực tiễn , PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng (Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)  lưu ý, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ  đã đặt ra yêu cầu mới về xây dựng môi trường văn hóa đô thị. Quá trình xây dựng nông thôn mới cũng chịu nhiều tác động  của quá trình công nghiệp hóa, xây dựng các khu công nghiệp mới, các khu chế xuất mới với yếu tố nước ngoài phức tạp.

Bên cạnh đó, quá trình hiện đại hóa cùng xu thế xây dựng nền kinh tế số, quốc gia số, xã hội số, xây dựng thành phố thông minh, xã hội thông minh… từ thành thị đến nông thôn  cũng đặt ra yêu cầu rất mới  về xây dựng môi trường văn hóa.

Từ nhiều góc tiếp cận khác nhau, các ý kiến khác tại hội thảo đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về môi trường văn hóa; khung tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa; môi trường văn hóa trong gia đình, công sở, nơi công cộng, nông thôn, đô thị và trường học…

Những ý kiến tại hội thảo sẽ được tổng hợp nhằm định hướng về mặt lý luận cho các đề tài nhánh của Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

PHƯƠNG ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top