Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Số ca mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng 6 lần

Thứ Tư 14/04/2021 | 16:14 GMT+7

VHO- TS.BS Nguyễn Văn Lâm -  Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Nếu như đầu mùa dịch tay chân miệng năm 2020, số ca ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương khoảng 19-20 ca, thì năm nay, con số này đang là 125 ca, tăng gấp 6 lần.

Bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận khoảng 125 bệnh nhân tay chân miệng, đa số các bệnh nhân có biểu hiện nhẹ. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 5-6 bệnh nhi nhập viện ở mức độ nhẹ 2A, có một vài trường hợp 2B, hiện Trung tâm không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh nặng.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng chủ yếu có dấu hiệu nhẹ

Các bệnh nhi chủ yếu mắc bệnh ở mức độ 1 như sốt nhẹ, kèm theo ban ở lòng bàn tay, bàn chân có thể cho về điều trị, chăm sóc tại nhà. Những bệnh nhi có biểu hiện bệnh sốt cao, mạch nhanh được các bác sĩ chỉ định nhập viện theo dõi chăm sóc.  Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng đều dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn. Thông thường diễn biến bệnh tay chân miệng trong 5-7 ngày, nhưng nếu trẻ có biểu hiện nặng sớm thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, trẻ đã có biểu hiện của nặng.

Từ những trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm nhấn mạnh, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm theo phát ban lòng bàn tay, chân, mông, ngực, miệng, cần cho trẻ đi khám để phân loại. Trường hợp nào sốt nhưng không biểu hiện thần kinh, đáp ứng với thuốc hạ nhiệt thì hướng dẫn gia đình theo dõi tại nhà. Trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt thì nên theo dõi tại các cơ sở y tế, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu trẻ có biểu hiện run tay, giật mình, rối loạn ý thức thì diễn biến bệnh có xu hướng nặng lên.

Để phòng bệnh tay chân miệng, phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo. Gia đình cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường cho trẻ. Gia đình cần vệ sinh thân thể hàng ngày cho bé, khi tắm tránh gió lùa. Với những vết trong họng phải cho trẻ xúc miệng theo hướng dẫn và bôi thuốc giảm đau.

Mặc dù tỷ lệ trẻ bị tổn thương não do tay chân miệng không quá cao nhưng nếu trẻ bị biến chứng nặng do chậm điều trị, sẽ gây ra tổn thương thân não, để lại di chứng nặng như viêm não, tim mạch, phù phổi cấp…  Ở thể tối cấp, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến ngày 7.4, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng bốn lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

 

VIỆT THANH

Print
Tags: Y tế
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top