Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa

VHO- Tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, cùng với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng còn có 16 ứng cử viên trong tổng số 866 ứng cử viên (tính đến ngày 18.5.2021 - chiếm tỉ lệ 1,96%) hiện đang công tác tại ngành VHTTDL và các Hội Văn học - nghệ thuật ở Trung ương và địa phương. Nếu trở thành đại biểu Quốc hội, các ứng cử viên bày tỏ mong muốn đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân cả nước, lan tỏa và góp phần thúc đẩy sự nghiệp Văn hóa - nghệ thuật, Thể thao và Du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Dưới đây là ý kiến tâm huyết của một số ứng cử viên.

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 1

 PGS.TS Bùi Hoài Sơn tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 Tập trung vào một số vấn đề góp phần phát triển văn hóa Việt Nam

Nếu được cử tri tín nhiệm, với kiến thức và trình độ chuyên môn của mình, tôi sẽ tập trung vào một số vấn đề góp phần phát triển văn hóa Việt Nam, đặc biệt là xử lý mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hóa và xây dựng con người; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục; phát triển công nghiệp văn hóa và sáng tạo văn hóa số. Mặt khác, bối cảnh xã hội thay đổi khiến một số luật về văn hóa không còn phù hợp, nếu được tham gia sửa đổi tôi sẽ nỗ lực hết mình để làm sao phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới. Tôi nhận thấy mình cần có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ban ngành trong việc thực hiện một số vấn đề cần phải hành động ngay trong nhiệm kỳ tới để tạo ra đột phá trong phát triển văn hóa như tổ chức diễn đàn văn hóa quốc gia để huy động trí tuệ các văn nghệ sĩ, trí thức, tổ chức đóng góp ý kiến cho việc phát triển văn hóa nghệ thuật và xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa quốc gia để định lượng và tạo sự cạnh tranh trong phát triển văn hóa ở các địa phương. Là đại biểu của Hà Nội, tôi sẽ tập trung vào vấn đề văn hóa then chốt của thành phố như thực hiện thành công Chương trình hành động mà thành phố cam kết với UNESCO cho danh hiệu Thành phố sáng tạo, để Hà Nội trở thành thành phố đáng sống từ những giá trị văn hóa nghệ thuật, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Hà Nội.

(PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Viện trưởng Viện Văn hóa - nghệ thuật Quốc gia VN)

 Lắng nghe và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các văn nghệ sĩ

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 2

Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ lắng nghe và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của giới văn nghệ sĩ với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng; đóng góp với Quốc hội trong việc thẩm định và thông qua những văn bản luật, chính sách hỗ trợ văn nghệ sĩ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh chị em văn nghệ sĩ phát huy hết tài năng của mình, góp phần xây dựng nền văn học - nghệ thuật nước nhà ngày càng phát triển.

Ngoài ra, tôi sẽ truyền tải nguyện vọng của cử tri tỉnh Bạc Liêu, nơi tôi được ứng cử lên Quốc hội và các cơ quan ban, ngành để quan tâm, hỗ trợ, đầu tư cho tỉnh Bạc Liêu có điều kiện phát triển hơn nữa.

(Bà TRẦN THỊ THU ĐÔNG, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật VN, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN)

Đề xuất những chính sách về giáo dục và đào tạo liên quan đến đặc thù của ngành VHTTDL

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 3

Là một nghệ sĩ làm công tác giảng dạy về nghệ thuật, nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực giáo dục, đào tạo và sẽ đề xuất các chính sách ưu tiên cho giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, các cơ chế chính sách liên quan đến đội ngũ nhà giáo; giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông và đổi mới phương án thi THPT quốc gia giai đoạn 2021-2026… Đặc biệt những chính sách về giáo dục và đào tạo liên quan đến đặc thù của ngành VHTTDL.

Về lĩnh vực văn hóa, tôi sẽ đề xuất cơ chế chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa; quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tăng cường các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới phương thức hoạt động và mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các thiết chế văn hóa; nâng cao chất lượng hoạt động VHNT góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân…

(NSƯT DƯƠNG MINH ÁNH, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội)

 Cần quan tâm hơn nữa văn hóa, nghệ thuật truyền thống

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 4

Tôi rất vui mừng và vinh dự khi được Hội Liên hiệp Văn học - nghệ thuật Hà Nội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Là một nghệ sĩ biểu diễn ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, nếu trúng cử, tôi sẽ đề xuất với Quốc hội về việc xây dựng các văn bản luật, trong đó chú trọng đến chính sách hỗ trợ nghệ thuật dân tộc phát triển; bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống…

Tôi cũng quan tâm đến thế hệ trẻ. Nếu được cử tri tín nhiệm, tôi sẽ tìm hiểu và đề xuất những nguyện vọng của thanh niên tới Quốc hội, nhất là chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; kết nối các nguồn vốn cho thanh niên...

(Bà LÊ THỊ HỒNG NHUNG, Chi ủy viên Chi bộ Nhà hát Cải lương Hà Nội, Phó trưởng đoàn Chuông vàng Nhà hát Cải lương Hà Nội)

Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 5

Với gần 15 năm gắn bó với ngành Văn hóa ở địa phương, tôi nhận thấy Ninh Thuận là địa phương đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa phi vật thể của người Chăm, Raglai và các đồng bào các dân tộc thiểu số khác. Đây cũng là vấn đề tôi quan tâm nếu trúng cử đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng như ở các địa phương khác cần được phát huy hơn nữa để làm nền tảng cho công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

(Ông TRẦN ĐÌNH GIANG, Phó trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận)

 Đầu tư và khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa và thể thao

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 6

Trên cương vị công tác được giao, nếu trúng cử, tôi sẽ cùng với các ngành chức năng tham mưu, đề xuất với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương nơi tôi tham gia ứng cử ban hành các Chương trình, Kế hoạch về phát triển văn hóa, chú trọng đầu tư và khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa và thể thao; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó quan tâm đến những xã vùng xa, những địa phương có nhiều công nhân lao động nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

Luôn lắng nghe ý kiến của cử tri đóng góp vào các chính sách quản lý văn hóa để đề xuất loại bỏ các hiện tượng tiêu cực, những phong tục, tập quán lạc hậu, văn hóa ngoại lai gây phản cảm, bức xúc trong xã hội, nhằm giữ môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa trong quá trình phát triển bền vững của tỉnh, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

(Ông LÊ VĂN THÁI, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương)

Tìm những giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 7

Du lịch là một trong ba trụ cột trọng tâm của tỉnh Bình Thuận để góp phần đưa Bình Thuận trở thành một điểm đến du lịch. Nếu được cử tri tín nhiệm, tôi sẽ đề xuất các giải pháp như: Tăng cường quản lý đảm bảo môi trường du lịch an toàn, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội; kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch; hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch. Phát triển đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch, khai thác tốt tài nguyên du lịch của từng địa phương. Đổi mới công tác quảng bá, nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch theo hướng có lựa chọn tại các thị trường trọng điểm. Tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các kênh truyền thông quốc tế. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Tổ chức tập huấn cộng đồng, nâng cao nhận thức về du lịch.

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư; cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn quản lý du lịch chuyên nghiệp; đầu tư các dự án du lịch mang tính đặc trưng, những tổ hợp du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao biển có quy mô lớn, chất lượng cao ở tỉnh.

(Ông NGUYỄN CHÍ PHÚ, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Sở VHTTDL Bình Thuận)

Quan tâm hơn đến âm nhạc truyền thống

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 8

Là ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại diện ngành VHTTDL Đồng Nai và là một giáo viên trẻ dạy âm nhạc nhiều năm qua, tôi nhận thấy việc dạy học âm nhạc dân tộc hiện nay vẫn còn ít được quan tâm do sự hội nhập của nhiều nền văn hóa nước ngoài. Nếu được cử tri tín nhiệm, tôi sẽ kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các cấp các ngành quan tâm hơn đối với nghệ thuật âm nhạc truyền thống. Đối với tỉnh Đồng Nai, tôi đề xuất các em học sinh được miễn học phí khi học nhạc cụ dân tộc tại Trường Trung cấp VHNT Đồng Nai, đặc biệt là các con em đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài được miễn học phí còn được hỗ trợ ăn ở tại ký túc xá của Trường.

Là ứng cử viên người dân tộc Mường, tôi cũng quan tâm và sẽ tham mưu các chính sách giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện để phát triển kinh tế, ổn định hơn trong cuộc sống.

(Bà BÙI KHÁNH TRANG, giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai)

Tăng cường công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực nghệ thuật

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 9

Nếu được cử tri tín nhiệm, tôi sẽ kiến nghị với Quốc hội xây dựng chính sách phát triển văn hóa - nghệ thuật và tăng cường đầu tư ngân sách cho lĩnh vực này. Trong đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa khai thác các thế mạnh của nghệ thuật truyền thống; bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; kết hợp chặt chẽ với truyền thông, du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm nghệ thuật chất lượng, nâng cao nhu cầu thưởng thức của nhân dân.

Đối với tỉnh Bạc Liêu, nơi tôi được ứng cử, tôi sẽ mạnh dạn đề xuất thực hiện thí điểm một số loại hình nghệ thuật đặc trưng với cách làm mới, tư duy nghệ thuật mới; tăng cường công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực nghệ thuật, nhất là những đề án kết hợp giữa văn hóa gắn với phát triển du lịch.

(Bà TRẦN THÚY PHƯỢNG, Phó Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu)

Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 10

Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo đẩy mạnh phát triển đối tác, thu hút đầu tư du lịch vào tỉnh Sóc Trăng, quan tâm hoàn chỉnh các chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng nguồn lực đáp ứng với xu thế phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Tôi cũng quan tâm đến đời sống phát triển kinh tế của từng hộ gia đình, đề xuất ý kiến giải quyết lao động việc làm, liên quan đến vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc. Đề xuất việc tạo điều kiện hơn nữa cho người dân trong luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe phòng, chống bệnh tật, tham gia xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Với vai trò ứng cử viên là phụ nữ, tôi sẽ quan tâm thúc đẩy sự bình đẳng giới, phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình, trong lao động phát triển kinh tế - xã hội… Là con em người dân tộc Khmer đang sinh sống tại quê hương Sóc Trăng, tôi mong mỏi được đóng góp trí tuệ và sức lực của mình vào công cuộc bảo vệ quyền lợi của cử tri, phản ánh trung thực nguyện vọng ý kiến của dân, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa trong tỉnh, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

(Bà LÝ THỊ PHƯƠNG, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch thuộc Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng)

Vận động giới trí thức, văn nghệ sĩ cùng chung tay xây dựng quê hương đất nước

Các​​​​​​​ ứng cử viên Quốc hội lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch: Mong muốn thúc đẩy sự nghiệp VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa - Anh 11

Là một nghệ sĩ, nếu được cử tri tín nhiệm, tôi sẽ vận động giới trí thức, văn nghệ sĩ cùng chung tay xây dựng quê hương đất nước thông qua việc biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao. Có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ để kịp thời có nhiều tác phẩm hay, phản ánh sinh động và kịp thời mọi mặt của đời sống xã hội.

Cùng với đó, tôi sẽ đề xuất các chính sách bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; phát hiện, chăm sóc, bồi dưỡng phát triển những tài năng trẻ trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

(Nghệ nhân Ưu tú NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG, Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật TP Cần Thơ)

 

 THUÝ HIỀN - PHƯƠNG NAM - LÊ PHƯƠNG - VINH QUANG (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc