Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Tăng cường tuyên truyền bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm

Thứ Ba 03/08/2021 | 18:42 GMT+7

VHO- Vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Theo đó, Bộ VHTTDL chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, nhất là trên panô, áp phích, bảng điện tử, tranh ảnh và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao…

Theo Hướng dẫn, công tác tuyên truyền tập trung vào các nội dung: Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Công ước quốc tế về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên, quản lý động vật hoang dã, đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3.6.2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Kết luận số 56-KL/TW ngày 23.8.2019 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23.7.2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES), Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ… tạo sự thống nhất trong xã hội về nhận thức và hành động tham gia bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Vườn Quốc gia Cúc Phương đại diện cho Vườn tiếp nhận các cá thể động vật hoang dã vào tháng 3.2021. Ảnh: Vũ Mừng

Thực trạng và công tác bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, nhất là thực trạng việc săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm đối với gìn giữ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh thái.

Trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp; của đảng viên, công chức, viên chức, doanh nhân và mỗi người dân trong tham gia bảo tồn động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các mô hình hay, cách làm tốt, các tấm gương về bảo tồn, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm ở địa phương; khuyến khích, động viên mọi người dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý những hành vi buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm của các cơ quan chức năng.

Hành trình đưa các cá thể động vật hoang dã trở về rừng Cúc Phương tháng 3.2021. Ảnh: Vũ Mừng

Các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài động vật, thực vật  hoang dã, nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, cấm khai thác và được khai thác có điều kiện; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật, động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Những quy định nghiêm cấm hành vi săn, bắt, động vật, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Giới thiệu các mô hình, xu hướng sản xuất xanh, lối sống xanh, tiêu dùng xanh tời cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm khơi dậy, thúc đẩy, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật, thực vật trong toàn xã hội.

Một khu rừng sẽ là khu rừng “chết” nếu như không có sự xuất hiện của động vật hoang dã và chim muông. Ảnh: Vũ Mừng

Các hình thức tuyên truyền: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, khẩu hiệu, Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, Tổ chức trưng bày, triển lãm, Tổ chức hội thảo khoa học, Xây dựng phim tuyên truyền, Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, Lồng ghép nội dung tuyên truyền về động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm vào các hoạt động cộng đồng…

Bảo tồn giá trị và tài sản quốc gia là không xâm hại động vật hoang dã. Ảnh: Vũ Mừng

Một số khẩu hiệu tuyên truyền:

1- Sống hài hòa với thiên nhiên – Bảo tồn đa dạng sinh học!

2- Hành động vì thiên nhiên – Trách nhiệm của chúng ta!

3- Bảo tồn giá trị và tài sản quốc gia là không xâm hại động vật hoang dã!

4- Chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã!

5- Cùng nhau ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã!

6- Không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm!

7- Không giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm!

8- Không quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm!

 

Vũ Mừng

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top