Phát triển sản phẩm giải trí gắn với du lịch, kinh tế

VHO - "… Sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa. Việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phải có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến tiêu dùng.

Phát triển sản phẩm giải trí gắn với du lịch, kinh tế - Anh 1

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam

Đồng thời, phát triển công nghiệp văn hóa còn gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. 
Việc dùng điện ảnh, âm nhạc làm tăng sức hấp dẫn, quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia là việc phổ biến của nhiều quốc gia. Cơ quan quản lý nên xem xét vấn đề, thúc đẩy sự phối hợp giữa du lịch và điện ảnh, góp phần hỗ trợ công tác quảng bá điểm đến du lịch của Việt Nam.  
Tuy nhiên, việc quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua sản phẩm giải trí phải hài hòa giữa phô diễn văn hóa với đầu tư kịch bản, diễn xuất của diễn viên. Điều này cần cơ quan quản lý du lịch vào cuộc cùng các nhà làm phim, nhà sản xuất âm nhạc để tạo hình ảnh đẹp nhất, mang lại giá trị văn hóa đến khán giả. 
Khi sản phẩm có chất lượng ra đời, điều đó sẽ quảng bá du lịch, văn hóa và  hình ảnh con người, đất nước Việt Nam ra thế giới, tạo động lực cho du lịch và kinh tế phát triển. 

Phát triển sản phẩm giải trí gắn với du lịch, kinh tế - Anh 2

Tinh hoa Bắc Bộ, chương trình biểu diễn thực cảnh độc đáo

Lấy ví dụ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII. Trong tuần lễ diễn ra Liên hoan phim, Sở VHTTDL Lâm Đồng cho biết trong tuần diễn ra Liên hoan phim lần thứ XXIII, gần 200.000 lượt du khách lưu trú tại TP Đà Lạt,  tăng 80.000 lượt so với tuần trước. Ông Trần Thanh Hoài, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho rằng kết quả đó là nhờ sức hút lớn của Liên hoan phim. Đây là kỳ liên hoan có số lượng phim nhiều nhất với 177 bộ phim, cũng như số lượng nghệ sĩ tham dự nhiều nhất từ  trước đến nay, đặc biệt hàng chục phim có bối cảnh quay tại TP Đà Lạt. 
Về phía Sở VHTTDL Lâm Đồng, ông Trần Thanh Hoài tin tưởng trong giai  đoạn 2024-2025, tiếp tục có nhiều dự án điện ảnh triển khai tại TP Đà Lạt, nhất là sau Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII và sau khi Đà Lạt được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo về âm nhạc vào tháng 10. Qua đó, đẩy mạnh kích cầu du lịch. 
Phát triển công nghiệp văn hóa cần  được gắn kết giữa lợi ích kinh tế và văn  hóa. Để chuyển hóa nguồn “tài nguyên  mềm” văn hóa thành những sản phẩm trên thị trường, cần hiện đại hóa cơ chế  đầu tư tài chính trong công nghiệp văn hóa. Chú trọng phát triển nhân tài cũng  là giải pháp quan trọng.  
Bên cạnh việc tiến tới hoàn thiện thể  chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời các  nút thắt, Nhà nước cần có cơ chế ưu  đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính,  tạo môi trường đầu tư, kinh doanh  thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp văn hóa. 
Mặt khác, các ngành Văn hóa có tiềm năng, lợi thế như điện ảnh, nghệ thuật  biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển  lãm, du lịch văn hóa… cần chú trọng, từng bước nâng cao...”.

Đạo diễn HOÀNG NHẬT NAM 

Ý kiến bạn đọc