Tràn lan quảng cáo, kinh doanh áo phông in hình lá cần sa, LS Trương Anh Tú: “Cần phải cấm triệt để”

Tràn lan quảng cáo, kinh doanh áo phông in hình lá cần sa, LS Trương Anh Tú: “Cần phải cấm triệt để”

VH- Thể hiện quan điểm của mình về hiện tượng được phản ánh trên Báo Văn Hóa trong bài “Tràn lan quảng cáo áo phông in hình lá cần sa”, dưới góc độ pháp lý, LS Trương Anh Tú (Hà Nội) cho rằng: “Cần phải cấm triệt để để tránh hiểm họa cho xã hội”. LS Tú phân tích:

Hiện nay, hình ảnh những chiếc lá cần sa được thiết kế nổi 3D trên một số sản phẩm áo phông được bày bán và quảng cáo tràn lan trên mạng với nguồn gốc từ Việt Nam, Thái Lan đã đến tay nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ thực sự tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn đối với việc hình thành nhân cách, lối sống của các em.

Trong khi Chính phủ đang nỗ lực tuyên truyền, phòng chống để bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy, thì việc các trang mạng quảng cáo công khai các sản phẩm tiêu dùng có hình ảnh lá cần sa là đi ngược lại với nỗ lực phòng chống ma túy của Chính phủ.

Trong trường hợp này, chỉ cần cơ quan chức năng có văn bản đề nghị Chính phủ cho phép là có thể xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bu ôn bán loại sản phẩm này.


Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi sản xuất và buôn bán các loại hàng hóa, vật dụng, cụ thể ở đây là áo phông, các luật liên quan như Luật Thương mại, Luật Quảng cáo và Luật Phòng chống tác hại của ma túy không nêu cụ thể, quy định rõ việc cấm không mua bán những sản phẩm, hàng hóa có in hình những chất, tiền chất ma túy, dược liệu hoặc chất ma túy trong danh mục bị cấm. Tuy nhiên, đây là hành vi phát sinh trong thực tế nên chúng ta có thể vận dụng những điểm sau:
Thứ nhất là theo Luật Quảng cáo, quy định tại Điều 7 về Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, tại khoản 8 có nêu “Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế”. Cần sa là cây có chứa chất ma túy, mà ma túy là hàng hóa cấm kinh doanh nên quảng cáo sản phẩm cấm kinh doanh là trái phép.

" Chúng ta đã có các văn bản quy định cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Việc đưa hình ảnh lá cần sa lên áo phông cũng là một hình thức quảng cáo cho các chất, tiền chất ma túy, vì vậy cần phải cấm triệt để để tránh hiểm họa cho xã hội."

Còn tại Điều 8 về Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, Khoản 14 có quy định như sau: “Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em”. Chiểu theo các quy định này thì việc quảng cáo và bán các loại áo phông có hình ảnh lá cần sa là hành vi có thể gây tác động xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ em.
Thứ hai, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng về hiểm họa của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp (ma túy đá, thuốc lắc, cỏ Mỹ…), cần sa và các chất hướng thần mới để nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Như vậy, trong khi Chính phủ đang nỗ lực tuyên truyền, phòng chống để bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy, thì việc các trang mạng quảng cáo công khai các sản phẩm tiêu dùng có hình ảnh lá cần sa là đi ngược lại với nỗ lực phòng chống ma túy của Chính phủ.

Tại Điều 8 về Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, Khoản 14 có quy định như sau: “Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em”. Chiểu theo các quy định này thì việc quảng cáo và bán các loại áo phông có hình ảnh lá cần sa là hành vi có thể gây tác động xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ em.

Như vậy, trong trường hợp này, chỉ cần cơ quan chức năng có văn bản đề nghị Chính phủ cho phép là có thể xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán loại sản phẩm này.
Ma túy có sức tàn phá rất lớn đối với mỗi con người, gia đình và xã hội, nên nỗ lực phòng chống ma túy là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Đối với việc các sản phẩm tiêu dùng, cụ thể là áo phông được in hình lá cần sa, quảng cáo và bày bán tràn lan, là một hành vi vi phạm pháp luật.
Đây được coi là sản phẩm mang tính độc hại, có tác động rất lớn đến nhận thức và hành vi của người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phối hợp xử lý để ngăn chặn những tiêu cực nảy sinh từ hiện tượng này.
Cụ thể: Lực lượng quản lý thị trường phải kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán, in ấn loại sản phẩm này để tuyên truyền, giải thích và xử lý. Đối với thanh tra chuyên ngành văn hóa, thông tin - truyền thông, cần phải phối hợp thanh tra, xử lý hành vi quảng cáo sản phẩm mang tính độc hại, sử dụng mạng internet để quảng cáo, buôn bán các sản phẩm mang tính độc hại, sử dụng mạng internet trái phép (đối với những trang web không được cấp phép).
Về phía Chính phủ, cần có văn bản kịp thời quy định rõ về việc cấm đối với hành vi in ấn, sản xuất, buôn bán các sản phẩm hàng hóa, vật dụng có hình ảnh lá cần sa, hoa anh túc,…
Chúng ta đã có các văn bản quy định cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Việc đưa hình ảnh lá cần sa lên áo phông cũng là một hình thức quảng cáo cho các chất, tiền chất ma túy, vì vậy cần phải cấm triệt để để tránh hiểm họa cho xã hội.
LS Trương Anh Tú

(Trưởng Văn phòng LS Trương Anh Tú)
Hoàng Hương
(ghi)

Ý kiến bạn đọc