Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Kinh tế

29 Tháng Ba 2024

Tiểu thương phố ẩm thực Tống Duy Tân: Canh cánh nỗi lo tiền thuê mặt bằng

Thứ Năm 05/08/2021 | 01:43 GMT+7

VHO- Từ lâu, con phố Tống Duy Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn thường được biết đến với cái tên "phố ẩm thực không ngủ". Trong đại dịch Covid-19 con phố này đã trở nên vắng vẻ, đìu hiu, nhiều tiểu thương kinh doanh canh cánh nỗi lo tiền thuê mặt bằng.

Phố Tống Duy Tân là khu phố ẩm thực được thành phố đầu tư với nhiều hàng quán vỉa hè bên cạnh các khách sạn nhỏ dành cho khách nước ngoài. Tuy vậy, khung cảnh náo nhiệt, nhộn nhịp thường ngày của phố "không ngủ" Tống Duy Tân đã không còn trong dịch Covid-19.

Mọi ngả đường trong con phố ẩm thực đều yên ắng.

Hàng loạt cửa hàng "cừa đóng then cài".

Các vật dụng như bàn ghế, bình ga... được xếp gọn lại một góc vì cửa hàng sẽ phải đóng cửa một thời gian dài, đến khi có thông báo mới của cơ quan chức năng.

Một công trình nâng cấp xây dựng cửa hàng bỏ dở vì dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Lối đi lại của một cửa hàng đã phủ đầy bụi.

Bàn ghế được xếp gọn trước cửa hàng đợi ngày được mở cửa bán trở lại.

Theo một chủ cửa hàng kinh doanh quán ăn trên phố Tống Duy Tân, dịch Covid-19 khiến cửa hàng không thể kinh doanh, nhiều nơi không đủ tiền trả mặt bằng buộc lòng phải trả lại cửa hàng và ngưng hẳn kinh doanh.

Nhiều cửa hàng “thấm đòn đau đớn” khi từ đầu tháng 5, nguồn thu từ đặt hàng trực tuyến phần nào giảm sút. Buôn bán tại chỗ đã không khấm khá, giờ thì mảng giao hàng online cũng sắp thành cánh cửa hẹp.

“Trả thuê mặt bằng tại đây không dưới 15 triệu/tháng.  Chỉ mong tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát thì  mới có thể kinh doanh buôn bán  trở lại, người lao động ổn định được cuộc sống”, một chủ cửa hàng chia sẻ.

"Tôi cũng là người cho thuê mặt bằng. Thực tế, số tiền tôi bỏ ra để mua nhà rất lớn, còn số tiền cho thuê nhận lại thì nhỏ giọt, đó là chuyện đánh đổi được mất và tính toán trong kinh doanh. Trong đợt dịch trước, tôi cũng đã giảm một tháng tiền nhà cho bên thuê, thế nhưng đợt dịch này họ lại đòi giảm 100% tiền nhà cho họ do kinh doanh không như mong muốn vì phải đóng cửa tạm thời. Tôi tư vấn cho họ rằng nếu kinh doanh không hiệu quả thì họ trả mặt bằng và tôi trả lại tiền đã đóng nhưng họ không đồng ý vì muốn giữ lại để sau này làm ăn. Tôi cũng là người phải thuê mặt bằng làm xưởng (vì mặt bằng hiện tại không phù hợp kinh doanh lĩnh vực của mình nên tôi cho thuê lại và đi thuê mặt bằng khác), dịch bệnh ảnh hưởng 50% đến doanh số, nhưng tiền thuê nhà là điều hiển nhiên tôi phải chấp nhận, không kỳ vọng ai giảm giá hay miễn phí cho mình. Thay vào đó, tôi tự cố cắt giảm chi phí các khoản khác để bù lại số thất thu", chị Viết Niệm, tiểu thương trên phố Tống Duy Tân bày tỏ.

VŨ MỪNG

 

Print
Tags:

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top