Ngày thơ Việt Nam trên quê hương Núi Ấn - Sông Trà

VHO- Tối 3.2, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXI năm 2023 với chủ đề “Nhịp điệu mới trên quê hương núi Ấn - sông Trà”.

Ngày thơ Việt Nam trên quê hương Núi Ấn - Sông Trà - Anh 1

Chương trình thu hút sự tham dự đông đảo của các nhà thơ, nhà văn là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh

Đêm thơ diễn ra sôi nổi với các hoạt động giới thiệu phổ biến tác phẩm mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, ngợi ca tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, hoành tráng, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. 

Ngày thơ Việt Nam trên quê hương Núi Ấn - Sông Trà - Anh 2

Những tiết mục đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân

Những tác phẩm thơ như: Thơ nguyên tiêu Quảng Ngãi, Tết về trên bản Đồng Cau, Thầm thương, Sắc Xuân ngày mới, Quảng Ngãi sau ngày bão, Bùi Hui gọi, Như hoa hướng dương... Các tác phẩm kết hợp thơ và nhạc, gồm: Nắng Xuân về, Đưa em về thăm cầu Cổ Lũy, Đêm trăng Xuân, … Các tiết mục hát múa: Vững bước dưới cờ Đảng, Điệp khúc giữa đại ngàn, Tổ quốc vinh Quang…

Ngày thơ Việt Nam trên quê hương Núi Ấn - Sông Trà - Anh 3

Tiết mục thơ

Đêm thơ Nguyên tiêu được Ban tổ chức chuẩn bị chu đáo, trang trọng phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức thơ, nhạc của nhân dân tỉnh nhà vào dịp đầu xuân mới. Đồng thời, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ thi đua sáng tác nhiều tác phẩm mới phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị địa phương. 

Ngày thơ Việt Nam trên quê hương Núi Ấn - Sông Trà - Anh 4

Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Mai Bá Ấn phát biểu

Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Mai Bá Ấn bày tỏ: “Những tiết mục thơ - nhạc được thể hiện trong chương trình ngợi ca Nhịp điệu mới trên tinh thần “thơ phải hiện đại, bởi chúng ta đang sống thời hiện đại, nhưng muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút ruột rút gan mình ra mà thôi”. “Tính hiện đại” trong thơ ngày nay, để phù hợp với “Nhịp điệu mới” cũng không phải do “những kĩ thuật thơ phương Tây” mang đến, “mà còn đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả năng dồn nén, tích chứa, u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm hồn thơ Việt. Và cái chính là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ”.

NHƯ ĐỒNG

Ý kiến bạn đọc