Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Khảo sát thực tế về công nghiệp văn hoá tại Bảo tàng Hà Nội

Thứ Ba 06/06/2023 | 21:58 GMT+7

VHO- Trong khuôn khổ lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam do Viện VHNT quốc gia Việt Nam tổ chức từ ngày 6-9.6.2023, chiều nay 6.6, các học viên tham gia lớp học đã có hoạt động khảo sát thực tế về công nghiệp văn hoá, công nghiệp sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội.

Chương trình giao lưu tại Bảo tàng Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ, Bảo tàng Hà Nội là thiết chế văn hoá mang ý nghĩa biểu trưng sáng tạo nổi bật của Thủ đô và cả nước. Nhiều năm qua, Bảo tàng Hà Nội đã định vị là một điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước, là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện văn hoá quan trọng trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, gắn với quá trình xây dựng thương hiệu Thành phố sáng tạo của Thủ đô, Bảo tàng Hà Nội là địa chỉ diễn ra các Hội nghị dấu ấn, là nơi chắp cánh cho sự thăng hoa của các ý tưởng sáng tạo.

“Để ý tưởng thành phố sáng tạo có thể sớm đươc hiện thực hoá, chúng ta cần rất nhiều những địa chỉ như Bảo tàng Hà Nội, cũng rất cần những ý tưởng sáng tạo được thăng hoa để thiết chế  văn hoá này sẽ   được quảng bá, lan toả rộng rãi tới công chúng trong nước và bạn bè quốc tế”, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương.

Cảm ơn sự Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã lựa chọn Bảo tàng Hà Nội là địa chỉ tham quan, khảo sát cho lớp học, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Tiến Đà cho biết, gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hoá của Hà Nội, Bảo tàng  trong thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động để tăng thêm sức thu hút, hấp dẫn khách tham quan. Tuy nhiên để luôn mới mẻ, hấp dẫn, thực sự đạt được các mục tiêu phát triển của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá đã đặt ra, đội ngũ cán bộ  Bảo tàng luôn cần năng động, đổi mới, sáng tạo những ý tưởng, cách thức tổ chức sự kiện mới lạ, không rập khuôn theo những mô tip cũ.

Các học viên tham gia chương trình khảo sát thực tế tại Bảo tàng Hà Nội

“Thế mạnh của chúng tôi là thiết kế độc đáo của Bảo tàng, đưa những giá trị di sản vào một công trình văn hoá mang ý nghĩa biểu trưng của Hà Nội. Trong tương lai, sẽ có nhiều sự kiện văn hoá quy mô, độc đáo, đưa đến công chúng những cơ hội trải nghiệm và khám phá về văn hoá Thăng Long- Hà Nội từ ngàn xưa cho đến hôm nay”, ông Nguyễn Tiến Đà cho hay.

Công trình  Bảo tàng được thiết kế bởi kiến trúc sư Meinhard fon Gerkan Nikolaus Goetze. Bảo tàng Hà Nội là khu bảo tàng lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam, tái hiện nét văn hóa Hà Nội xưa cùng nhiều giá trị truyền thống lâu đời.

Kiến trúc bảo tàng Hà Nội được lấy ý tưởng từ ngôi chùa Một Cột nổi tiếng với dáng dấp tựa như một đóa hoa sen tao nhã. Những đường nét phương Đông hòa mình cùng kiến trúc hiện đại tạo nên công trình độc lạ, thu hút.

Các học viên tham gia hoạt động khảo sát đã có chương trình thực tế thú vị, thiết thực thông qua việc tham quan, giao lưu tại những triển lãm, khu trưng bày giàu tính sáng tạo đang được giới thiệu tại 3 tầng của Bảo tàng, trong đó có những triển lãm như trưng bày chuyên đề “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội” và không gian nghệ thuật “Sen thư pháp”, triển lãm của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính…

PHƯƠNG ANH

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top