Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch

VHO- Victor Hugo (1802-1885), một nhà văn lãng mạn dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Bình Đẳng- Bác Ái. Ông được yên nghỉ trong cung điện Panthéon nổi tiếng cùng các vĩ nhân đã có cống hiến vì nhân loại như Voltaire, Alexandre Dumas, Diderot…Hàng năm nhiều nơi tổ chức viếng thăm Panthéon. Nhiều khách du lịch vì ngưỡng mộ tài năng vĩ nhân cũng ghé thăm đây. Cung điện Panthéon, nơi có những hầm mộ trang trọng, là một công trình văn hóa nghiêm trang giữa Paris. Cổng chính chiếu tướng với vườn hoa Luxembourg xinh đẹp, và cạnh đó là trường Đại học Sorbonne nổi tiếng thế giới.

 

Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch - Anh 1

Nhân 150 kỷ niệm Công Xã Paris, đoàn hội nhà thơ Pháp đến đặt vòng hoa tưởng niệm Victor Hugo – tác giả của Những người khổn khổ nổi tiếng thế giới với những nhân vật liên quan đến cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Công Xã Paris. Trước khi mất ông viết:“Tôi tặng 50 ngàn Francs cho những người nghèo. Tôi muốn được nằm trong xe đòn của họ. Tôi từ chối tất cả lễ nguyện trong các nhà thờ, tôi chỉ xin một lời nguyện cho tất cả các linh hồn. Tôi tin vào Thượng Đế”.

Tác phẩm và tên ông đã trở thành bất tử, có trên những trang sách học khắp nơi trên thế giới. Khi công xã Paris bị thất bại, nhiều người bị chính quyền truy nã. Victor Hugo tuyên bố sẵn sàng mở cửa đón họ vì có thể họ vô tội… Ông từng phản đối chính quyền, nên bị đưa đi đày ở đảo Guernesay.

Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch - Anh 2

Mộ nhà văn Victor Hugo trở thành điểm thăm viếng của nhiều đoàn khách du lịch

Việt Nam thời Pháp thuộc, tác phẩm “Những Người Khốn Khổ” của Victor Hugo là một trong những tác phẩm dài được Nguyễn Văn Vĩnh dịch. Nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng dựa theo một số nhân vật trong tác phẩm này để phỏng tác cuốn “Ngọn cỏ gió đùa” được nhiều người Việt biết đến. Trong một thuộc địa không thể tồn tại sự bình đẳng giữa thực dân và người bị thực dân, vì thế tác phẩm thấm đượm tính nhân văn này luôn được ca ngợi. Victor Hugo luôn đề cao tính bác ái. Ông là một trong những nhà văn ký kiến nghị xóa bỏ án tử hình, và các hình thức trừng phạt dã man nặng nề với các tử tù.

Tác phẩm của Victor Hugo trở thành bất tử. Ngay trong bảo tàng “Cống ngầm Paris” cũng có bức tranh vẽ Jean Van Jean cõng Marius –người tham gia Công Xã Paris đang bị thương, qua cống ngầm để thoát khỏi bị truy nã chính quyền. Nhờ Victor Hugo, cống ngầm Paris và nhà thờ Đức Bà Paris nổi tiếng. Khi nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy, người ta nhắc liên tục đến tác phẩm “Thằng Gù nhà thờ Đức Bà”. Chỉ trong vài ngày, toàn thế giới đã quyên góp đủ tiền để làm lại phần trên nóc và tu sửa toàn bộ nhà thờ sau hỏa hoạn.

Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch - Anh 3
 

Ông Chủ tịch Hội Nhà thơ Pháp  Jean Charles Dorges đọc diễn văn trước mộ Victor Hugo

Victor Hugo là nhà văn được đặt tên cho rất nhiều phố ở các thành phố nước Pháp. Ngay những nơi ông đi đầy, và từng sống đều có tượng và bảo tàng tên ông. Ngôi nhà ông từng sống ở Vương quốc Luxembourg trở thành bảo tàng bên bờ sống ven rừng rất hấp dẫn.

Không phải ngẫu nhiên trên phông trang web đầu tiên của Hội Nhà thơ Pháp là hình ảnh nhà thơ Victor Hugo. Đặt vòng hoa và viếng thăm mộ Victor Hugo của Hội Nhà thơ Pháp, ông Chủ tịch Jean – Charles Dorges đã cùng nhà thơ Jean Pierre Paulhac, … đọc diễn văn, đọc thơ về Victor Hugo với giọng đầy xúc động khi nhắc tới Công Xã Paris.

Yêu Victor Hugo, ca ngợi tự do, bất chấp có thể bị phạt, một họa sĩ vô danh đã vẽ chân dung Victor Hugo ngay trên hộp khóa điện bằng sắt ngay gần khu vực gần lối vào Panthéon.

Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch - Anh 4

Tác giả (thứ hai từ trái) cùng đoàn Hội Nhà thơ Pháp đến viếng mộ nhà văn Victor Hugo và chụp ảnh lưu niệm trước Cung điện Panthéon

Cung điện Panthéon là một công trình văn hóa thể hiện sự trân trọng của người Pháp đối với những liệt sĩ cầm bút.  Ngay vào sảnh lớn, bên tay trái, một khu mộ chung ghi rõ dành cho những nhà văn hy sinh dưới lá cờ tổ quốc và một tượng đài lớn hoành tráng dành cho các nhà hùng biện thời Phục Hưng… 

Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch - Anh 5

Khu mộ chung dành cho những nhà văn hy sinh vì nước

Pháp

Mộ tác giả “Những người khốn khổ” trở thành điểm thăm viếng của khách du lịch - Anh 6

Tượng đài dành cho những nhà hùng biện thời Phục Hưng

Thật bất ngờ ngay ở sảnh rộng, hai bức tranh nổi lớn hiện đại bày trang trọng về thời kỳ chiến tranh với dây kẽm thép gai, và một bức về thời xe đạp còn ngự trị và xa xa một bức tranh về lúa mạch… Tất cả như gợi nhớ những cây bút thép đấu tranh vì Tự Do –Bình Đẳng- Bác Ái phá bỏ mọi rào ngăn cản sự tự do. Trong sảnh còn cả bức tượng đài lớn với những con người đang gào thét vì tự do nhân loại.

 

Trần Thu Dung

 

Ý kiến bạn đọc