Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Nếu không thay đổi khó có thể cạnh tranh

Thứ Năm 28/03/2019 | 20:13 GMT+7

VHO- Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2019. Bên cạnh giới thiệu vẻ đẹp của 13 tỉnh, thành phố, các sản phẩm đặc trưng, Hội nghị này còn hướng đến tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch tại khu vực này.

Ông Phạm Thế Triều, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: Trong những năm qua, du lịch ĐBSCL liên tục phát triển mạnh mẽ theo nhịp phát triển đột phá của cả nước, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đã nỗ lực thúc đẩy phát triển du lịch.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều rào cản khi phát triển du lịch

Hiệp hội du lịch ĐBSCL cùng với lãnh đạo ngành du lịch của khu vực chung tay hợp tác đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao dịch vụ, đầu tư phát triển điểm đến, khai thác tài nguyên du lịch đã có; xây dựng những điểm mới, sản phẩm mới để phục vụ du khách và phát triển du lịch của vùng với tinh thần cầu thị, hợp tác với các đối tác để đẩy mạnh phát triển du lịch của vùng ĐBSCL.​

Việc Ban lãnh đạo HHDL ĐBSCL, lãnh đạo các Sở VHTTDL, cán bộ chuyên môn và các doanh nghiệp du lịch chủ chốt của 13 tỉnh/thành ĐBSCL nhằm giới thiệu tài nguyên, sản phẩm và hoạt động du lịch của vùng cũng cho thấy sự cầu thị của các tỉnh ĐBCL trong phát triển du lịch của vùng.

Trong 5 năm gần đây, du lịch ĐBSCL tăng trưởng hơn 10%/năm về lượt khách lưu trú và doanh thu. Đặc biệt là cơ sở lưu trú tăng lên đáng kể. Dịch vụ từng bước được cải thiện, đảm bảo đủ điều kiện phục vụ du khách. Năm 2018 ĐBSCL đón 40,7 triệu lượt khách đến với các khu điểm du lịch và sử dụng dịch vụ du lịch. Với các sản phẩm đặc thù như du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, du lịch tâm linh, du lịch biển đảo, du lịch tìm hiểu di tích di sản và văn hóa lịch sử, du lịch nông nghiệp cộng đồng, hiện nay, đang phát triển du lịch MICE.

Sản phẩm du lịch trong vùng na ná nhau

Vùng có các sản phẩm du lịch độc đáo như Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, Bà chúa xứ núi Sam, Núi Cấm, rừng Tràm Trà Sư, Đồng Tháp Mười, mũi Cà Mau, Cồn Thới Sơn: Long - Lân - Quy - Phụng, đờn ca tài tử, đua bò Bảy núi, đua ghe ngo và nhiều sản phẩm khác không kém phần hấp dẫn để phục vụ du khách.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề được cho là gây cản trở sự phát triển của ngành Du lịch khu vực ĐBSCL như: rác thải và hệ thống giao thông chưa thuận tiện cho khách du lịch. Tình trạng này xảy ra ở cả điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất trong vùng như chợ nổi Cái Răng.

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến nhưng trừ Phú Quốc (Kiên Giang), những tỉnh/ thành khác của vùng hầu như chưa có các khu nghỉ dưỡng cao sao, khu vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ quốc tế. Nếu không có những thay đổi, du lịch vùng này khó có thể cạnh tranh với những điểm đến khác trên cả nước.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cũng cho rằng, cơ sở hạ tầng, đường sá, dịch vụ du lịch trong vùng nói chung phát triển chậm, sản phẩm du lịch na ná nhau. Do đó, Du lịch vùng ĐBSCL cần thu hút được các nhà đầu tư lớn, đầu tư chuyên sâu về du lịch và nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp cần tiếp cận với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, đón các đoàn famtrip tới khảo sát, kết nối du lịch.

NGUYỄN ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top