Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

6 tháng sau trận động đất ở Indonesia: Hàng ngàn trẻ em vẫn đang vô gia cư

Thứ Hai 01/04/2019 | 10:26 GMT+7

VHO- Trận động đất mạnh 7,5 độ richter đã tàn phá các dải đất ven biển Palu (Indonesia) vào tháng 9 năm ngoái đã khiến hơn 4.300 người thiệt mạng và hiện vẫn để lại các hậu quả vô cùng nặng nề.

 Người dân Indonesia sau 6 tháng vẫn đang nỗ lực khắc phục các hậu quả và tìm lại cuộc sống cũ Ảnh: AFP

Sáu tháng sau trận động đất kèm sóng thần tại bờ biển Palu (Indonesia), dù các thiệt hại đáng kể nhất đã được kịp thời kiểm soát, người dân nơi đây vẫn đang chật vật từng ngày để khắc phục hậu quả mà thảm họa kép gây ra. Theo công bố mới nhất từ các cơ quan viện trợ, hàng ngàn trẻ em hiện vẫn đang phải sống trong cảnh vô gia cư, trú tại những căn nhà tạm sau khi thiên tai gần như san phẳng cả thành phố này, theo công bố mới nhất từ các cơ quan viện trợ.

Trận động đất mạnh 7,5 độ richter vào tháng 9 năm ngoái đã tàn phá hoàn toàn các khu vực của thị trấn ven biển trên đảo Sulawesi, khiến hơn 4.300 người thiệt mạng. Cho đến thời điểm hiện tại, ít nhất 170.000 cư dân Palu và các quận lân cận đang phải di dời. Toàn bộ khu dân cư vẫn chịu cảnh thiệt hại nặng nề dù cuộc sống của người bản địa đã dần trở lại nhịp điệu bình thường. Trả lời phỏng vấn của AFP, Tom Howells, Ủy viên tổ chức Save The Children cho biết: “Sáu tháng sau thảm họa, chúng tôi vẫn vô cùng lo lắng vì ước tính có tới 6.000 trẻ em vẫn sống trong các khu nhà dựng tạm. Bên cạnh đó, hàng ngàn người dân khác vẫn phải sống trong các ngôi nhà bị hư hại nặng nề do thảm họa kép”.

“Tất cả nguồn sáng ở đây là từ đèn pin và thường thì có rất nhiều chuột vào ban đêm”, Salsa, 10 tuổi, trả lời phỏng vấn của AFP. Em là một trong số nhiều thiếu niên tại Palu chịu ảnh hưởng bởi trận động đất, hiện vẫn đang sống cùng cha mẹ tại một căn lều tạm sát đất, kể từ khi những đợt sóng thần cướp đi toàn bộ tài sản của gia đình. Sau thảm họa kép, người dân tại Palu cũng hứng chịu nhiều loại dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết - hệ quả của đợt gió mùa tại các nước nhiệt đới. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã buộc phải điều hướng đường cống thoát nước để tránh tình trạng ô nhiễm. Trận động đất cũng khiến cho đất đai tại nhiều nơi hóa lỏng hoặc bị san bằng. Đây là quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Theo nhận định của Hội Chữ thập đỏ, quá trình khắc phục hậu quả của trận động đất đang được tiến hành “vô cùng chậm” và phức tạp. Trả lời phỏng vấn của AFP, đại diện tại Indonesia của tổ chức Jan Gelfand lo ngại: “Sẽ thật khó để gây dựng lại cả một bờ vịnh, một thành phố hoặc một cộng đồng dân cư khi phần lớn khu vực này tưởng chừng như vừa bị trái đất nuốt chửng”.

Ngoài các thiệt hại về nhà cửa, thảm hỏa cũng đã phát hủy hàng loạt tàu đánh cá, các cửa hàng và hệ thống thủy lợi, cướp đi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Ông sunghe Bahuet, đại diện của cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc tại Indonesia cho biết: “Người dân trong các cộng đồng bị ảnh hưởng cần một nguồn thu nhập thường xuyên để duy trì sinh hoạt của bản thân và trở lại với nhịp sống bình thường”. Indonesia cho biết, dự tính, chi phí để khắc phụ hậu quả thiên tai tại Palu là 900 triệu USD. Ngân hàng Thế giới trước đó đã cung cấp cho quốc gia này một khoản vay lên tới 1 tỷ USD để khôi phục thành phố.

Người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng, trên thực tế, đang nỗ lực để thích nghi với điều kiện hiện tại. Cách địa điểm đất hóa lỏng tại Beloroa 300m, một số người dân đã bắt đầu tự kiếm kế sinh nhai bằng cách thành lập các cơ sở cho thuê ngựa du lịch hoặc cung cấp các chuyến cưỡi ngựa tham quan vòng quan những khu vực không chịu quá nhiều tàn phá. Nhiều quầy hàng nhỏ cũng bắt đầu mở cửa trở lại, rải rác xung quan bờ biển Palu, nơi người dân bày bán các loại đồ ăn nhẹ và đồ uống.

Các tổ chức khắc phục sự cố cấp quốc gia cũng như các nhóm tình nguyện vào ngày 26.3 vừa qua đã khởi động một chương trình cứu trợ với kế hoạch nâng cấp 205 nhà chờ quá cảnh được xây dựng tại Antara Lere thành khu vực trú ẩn tạm thời, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Những nhà tạm này sẽ được dựng bằng khung thép nhẹ, tường gỗ và có trần bằng kẽm, thay thế những căn lều cũ lợp bằng tôn hoặc bìa trước đó. Trên thực tế, tại Hunian Antara Lere, nơi có hơn 200 gia đình chịu thiệt hại, người dân vẫn đang tỏ ra tương đối bình tĩnh và tin tưởng vào các chương trình cứu trợ của chính phủ. Một số hộ gia đình đã bắt đầu trang trí các khu nhà tạm bằng những loại cây và hoa. Dato’ Dr Ahmad Faizal Perdaus, chủ tịch chiến dịch “Malaysia đồng lòng” (chiến dịch được thực hiện bởi các tổ chức cứu trợ Malaysia liên kết với Indonesia) cho biết: “Điều mà họ thực sự cần vào lúc này là cảm giác được trở lại bình thường. Điều này có nghĩa là chấp nhận thực tế những gì đã xảy ra và tìm thấy sức mạnh để vượt lên sau tất cả những thách thức đó. Sẽ mất thời gian trước khi họ có thể tìm lại được cuộc sống cũ. Nhưng bây giờ, điều quan trọng là họ có lòng quyết tâm và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ”.

Ông cũng cho biết, các nhà hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực giải trí cũng đưa ra đề xuất cung cấp các hình thức giải tỏa căng thẳng và tăng khả năng phục hôi về mặt cảm xúc đối với người dân Palu. Ngày 28.3, chương trình “Xây dựng một cộng đồng kiên cường” sẽ được khởi động và điều hành bởi chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ. 

  Điều mà họ thực sự cần vào lúc này là cảm giác được trở lại bình thường. Điều này có nghĩa là chấp nhận thực tế những gì đã xảy ra và tìm thấy sức mạnh để vượt lên sau tất cả những thách thức đó. Sẽ mất thời gian trước khi họ có thể tìm lại được cuộc sống cũ. Nhưng bây giờ, điều quan trọng là họ có lòng quyết tâm và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ.

(Dato’ Dr Ahmad Faizal Perdaus, chủ tịch chiến dịch “Malaysia đồng lòng”)

 

 HẢI CHI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top