Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bệnh viện thu phí người nhà chăm sóc bệnh nhân: Trái quy định, ai xử lý?

Thứ Sáu 12/04/2019 | 10:08 GMT+7

VHO- Chi phí điện, nước, vệ sinh... đã được kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, ngày giường nằm điều trị tại bệnh viện. Do đó việc thu tiền người nhà bệnh nhân là trái quy định.

 Chăm sóc bệnh nhân tại BV Nhi Trung ương Ảnh: NGỌC THẮNG

Tuy nhiên việc cơ cấu này chỉ dành cho một người bệnh và một người nhà chăm sóc. Trên thực tế hiện nay, nhiều người nhà đến chăm sóc một bệnh nhân.

Có đúng, có sai

Quy định trên được nêu trong Thông tư liên tịch số 37/TTLT/BYT-BTC quy định giá dịch vụ thống nhất giữa các bệnh viện đồng hạng trên cả nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3.2016. Sau đó, quy định này vẫn được giữ nguyên khi liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính ban hành Thông tư 15/2018/TT-BYT được ban hành thay thế Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC và chính thức có hiệu lực từ 15.7.2018.

Theo đó, tại Điều 3 của Thông tư số 15 về Cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT nêu rõ, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế. Bao gồm: Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, ga, gối, đệm, chiếu, văn phòng phẩm, găng tay, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác khám bệnh; Chi phí về điện; nước; nhiên liệu; xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn, lỏng); giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám; chi phí vệ sinh và bảo đảm vệ sinh môi trường; vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong quá trình khám bệnh; Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trước khi Thông tư 37/TTLT/BYT-BTC ra đời Bệnh viện có thu tiền thuê áo vàng của người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, từ khi Thông tư có hiệu lực cho đến nay, người nhà không phải đóng bất cứ một khoản nào. Với lượng bệnh nhân nội trú hơn 2.000 bệnh nhân/ngày, và số người nhà chăm sóc còn nhiều hơn thì riêng rác thải sinh hoạt hằng ngày Bệnh viện phải thu gom một lượng lớn. Đó là chưa kể chi phí cho dọn dẹp nhà vệ sinh, tiền điện, quạt phía ngoài phòng bệnh… “Tuy nhiên, thực hiện quy định của Bộ

 Y tế, chúng tôi không thu bất cứ khoản nào vì đã tính trong giá dịch vụ khám chữa bệnh. Việc thu tiền của một số cơ sở y tế thì cũng có cái đúng mà cũng có cái sai. Nếu thu thì cần lý giải được khoản thu đó là hợp pháp”, ông Hùng nói.

Cũng theo Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai, hằng năm Bệnh viện phải chi trả nhiều tỉ đồng cho việc may, giặt… áo vàng cho người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là quy định của Bệnh viện để thực hiện chống nhiễm khuẩn thì Bệnh viện phải bỏ tiền ra.

 Cảnh tượng người nhà bệnh nhân vạ vật ở bệnh viện là hình ảnh quen thuộc hiện nay. Họ bỏ mọi công việc để chăm sóc người thân với bao vất vả còn bị bệnh viện "đè" ra thu phí. Ảnh: T.L

Đây cũng là cái khó của Bộ và cơ sở y tế

Ngoài ra, Điều 9 về Tổ chức thực hiện của Thông tư 15/2018/ TT-BYT yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải sử dụng 3% - 5% số kinh phí từ các dịch vụ khám chữa bệnh để duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ đã kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, ngày giường điều trị; sửa chữa, nâng cấp, mở rộng khu vực khám bệnh, các khoa điều trị; mua bổ sung, thay thế: bàn, ghế, giường, tủ, xe đẩy, điều hòa nhiệt độ, quạt, đèn sưởi, quạt sưởi, máy tính, các bộ dụng cụ khám bệnh đa khoa, chuyên khoa; chăn, ga, gối, đệm, chiếu... nhằm bảo đảm điều kiện chuyên môn, vệ sinh, an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Ông Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhấn mạnh việc thu tiền và thanh toán các chi phí là vấn đề quản trị bệnh viện. Tất cả mọi khoản chi phí như điện nước, giấy vệ sinh… cho hàng ngàn người nhà người bệnh thì bệnh viện lấy ở đâu ra: từ Nhà nước, từ bệnh viện (lấy từ chênh lệch phí dịch vụ khám chữa bệnh) và quỹ BHYT hay người dân? Nếu không thu thì một số bệnh viện, bệnh nhân sẽ khó khăn, tuy nhiên cũng phải đảm bảo quyền lợi cho người dân. Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, hai năm nay Bệnh viện Phổi Trung ương không thu tiền thuê áo vàng của người nhà bệnh nhân.

Trả lời Văn Hóa về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) cho hay, Thông tư liên tịch số 37/TTLT/BYT-BTC hoặc Thông tư 15/2018/TT-BYT đã quy định những chi phí này nằm trong cơ cấu giá dịch vụ khám chữa bệnh, nhưng chỉ đối với một người bệnh và một người nhà bệnh nhân. Thực tế tại các bệnh viện cho thấy, một người bệnh thường đi kèm với 2 – 3 người đến chăm sóc nên nhiều bệnh viện phải đặt ra giải pháp. Nếu cơ cấu giá cho 2- 3 người nhà chăm sóc một bệnh nhân thì Bộ Tài chính không cho phép. “Đây cũng là cái khó của Bộ Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh”, ông Liên nói.

Qua khảo sát tại các bệnh viện lớn và bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhi… với số lượng bệnh nhân lên tới hàng ngàn người bệnh nhưng đều không thu tiền của người nhà bệnh nhân. 

 Thực tế tại các bệnh viện cho thấy, một người bệnh thường đi kèm với 2 – 3 người đến chăm sóc nên nhiều bệnh viện phải đặt ra giải pháp. Nếu cơ cấu giá cho 2- 3 người nhà chăm sóc một bệnh nhân thì Bộ Tài chính không cho phép. Đây cũng là cái khó của Bộ Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh.

(Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế)

 

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top