Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phát hiện lối vào ít ai ngờ đến trên tượng Nhân sư Ai Cập

Thứ Hai 29/07/2019 | 10:07 GMT+7

VHO- Bức tượng nhân sư đồ sộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm nhưng dường như những tranh cãi xung quanh nó vẫn chưa đi đến hồi kết. Gần đây, các nhà khảo cổ phát hiện có một lối vào bí mật dẫn đến căn phòng mai táng pharaoh – nơi chứa xác ướp pharaoh vẫn chưa được khám phá.

Trong khi nụ cười của nàng Monalisa đã tiêu tốn không biết bao nhiêu công sức của nhiều nhà nghiên cứu trong vô số những cuộc tranh luận không có hồi kết, vẻ mặt khắc khổ và đầy vẻ chịu đựng của tượng nhân sư dường như lại là thứ ít được đem ra bàn tán nhất trong số những bí ẩn xung quanh bức tượng này. Đa số các sử gia Ai Cập đều thống nhất với nhau rằng, khuôn mặt ấy có những nét gần nhất với khuôn mặt của Pharaoh Khafre – cũng là điều dễ hiểu vì nó được khởi công trong thời kỳ trị vì của vị vua này.

Tuy nhiên, những lời đồn đại xung quanh bức tượng này dường như vẫn chưa bao giờ có được lời giải đáp xác đáng. Chính xác hơn, từ sau cuộc khai quật với quy mô đồ sộ của Emile Baraize bắt đầu từ năm 1926, dường như bức tượng này cho ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

3 kim tự tháp ở Giza đều bị nghi ngờ chứa xác ướp của 3 pharaoh. Các học giả cho rằng các kim tự tháp hùng vĩ ở Giza được xây dựng làm mộ chứa xác ướp của các pharaoh.

Gần đây, nhà sử học Matthew Sibson kiêm Youtuber đặt ra giả thuyết tượng Nhân sư chứa các xác ướp pharaoh cổ đại. Ông đã làm video đưa người xem vào cuộc hành trình khám phá lối đi ít được biết đến nằm phía sau tượng Nhân sư, dẫn đến căn phòng chôn cất pharaoh chưa được biết đến.

Giả thuyết của ông Sibson dựa vào công trình nghiên cứu của các học giả từ thế kỷ 17 đến 19. Ông Sibson tiết lộ rằng từ năm 1679, Johan Michael Vansleben đã phát hiện ra lối đi thông xuống trong tượng Nhân sư và nhà Ai Cập học Auguste Mariette khám phá đầy đủ vào năm 1853 cho chúng ta biết rất nhiều thứ ẩn giấu bên trong tượng Nhân sư.

Lối đi xuyên qua cơ thể Nhân sư, cuối cùng dẫn đến một khoảng trống bí ẩn bên dưới bức tượng. Lối vào đã bị niêm phong vào năm 1926 trong quá trình trùng tu tượng Nhân sư.

Trong lần trùng tu năm 1926, lối đi đó bị bịt kín bằng xi măng, khiến gần như không thể nhìn thấy căn phòng bên dưới.

Tuy nhiên, phát hiện của nhà nghiên cứu Mariette là bằng chứng về nơi chôn cất xác ướp bên dưới lối đi thông xuống.

Lối đi đó được người xưa tái sử dụng vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Ban đầu, nó là vết nứt tự nhiên trong đá, được bàn tay con người mở rộng ra. Mặc dù lối đi đã bị bịt lại bằng xi măng, nhưng người xem video vẫn có thể nhận thấy rõ lối đi phía sau tượng Nhân sư dẫn đến căn phòng bí mật.

DANVIET.VN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top