Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nghịch lý công viên công cộng tại TP.HCM: Đất ít thì nhiều, đất rộng thì thiếu

Thứ Tư 14/08/2019 | 11:59 GMT+7

VHO- Ngày 14.8 tại Hội thảo khoa học Định hướng quy hoạch và phát triển công viên, cây xanh và chiếu sáng các quận nội thành giai đoạn 2019-2025, những tồn tại trong phát triển công viên cây xanh của TP.HCM đã được mổ xẻ, phân tích. 

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo

Công viên cây xanh tại TP.HCM được chia thành 3 loại: Công viên công cộng, công viên trong khu ở và công viên chuyên đề. Tính đến cuối năm 2018, TP có 491,16ha đất công viên, phân bổ ở 13 quận nội thành cũ là 273,13ha, ở 6 quận mới là 172,0ha và 46,02ha ở 5 huyện ngoại thành. Diện tích đất công viên đạt bình quân trên đầu người ở nội thành cũ, quận mới và ngoại thành lần lượt là 0,67m2/người, 1,72m2/người và 0,3m2/người. Tỷ lệ này quá thấp so với các chỉ tiêu theo quy hoạch của Quyết định 24/QĐ-TTG ngày 6.1.2010, các chỉ tiêu lần lượt là 2,4m2/người, 7,1m2/người và 12m2/người.

Điều dễ thấy là sự bất hợp lý trong việc phân bố công viên trên địa bàn TP.HCM khi các quận nội thành, trung tâm lại là nơi có số lượng, diện tích công viên lớn hơn các vùng còn lại. Các quận mới, huyện ngoại thành mặc dù có quỹ đất quy hoạch công viên cây xanh rất lớn, nhưng diện tích đất công viên công cộng còn hạn chế. Thậm chí các quận huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, quận 12…  chưa có công viên công cộng nào được xây dựng.  
Đối với công viên trong các khu ở, tại các địa bàn có dự án số lượng dân cư  lớn như quận 7, 9,2, Nhà Bè, Bình Chánh thì số lượng công viên đã xanh dựng bàn giao cho nhà nước quản lý rất hạn chế. Có nhiều dự án đã bán cho người dân vào ở nhưng chủ đầu tư vẫn chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh, hoặc cố tình không đền bù, giải tỏa phần đất xây dựng công viên hay điều chỉnh đất công viên cây xanh thành loại đất khác.   
Nhìn chung, hạ tầng của đa số các công viên đã xuống cấp do được xây dựng từ lâu và còn thiếu các tiện ích như khu vận động cho thanh thiếu niên, khu trò chơi trẻ em, nhà vệ sinh,…  Công tác sửa chữa, nâng cấp mang tính tạm thời, chắp vá trong hiện trạng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tổng mặt bằng hoặc có quy hoạch nhưng không còn phù hợp thực tế. Việc xây mới công viên công cộng thì trong 7 năm, từ 2012 đến nay, chỉ tăng thêm được 10,78ha nên chưa cải thiện được tiêu chí đất công viên của TP. Với tốc độ đầu tư công viên 1,54ha/năm như thế này thì để phủ xanh gần 10.000ha đất công viên cây xanh theo quy hoạch thì TP sẽ mất không biết bao nhiêu thế hệ mới thực hiện xong. 

Giải pháp phát triển công viên cây xanh TP, theo ông Lê Hòa Bình- GIám đốc Sở Xây dựng là cần rà soát, lập danh mục, cập nhật về nguồn gốc toàn bộ các khu đất được quy hoạch công viên trong các đồ án quy hoạch xây dựng các cấp, sau đó sẽ đề xuất việc lập dự án hoặc kêu gọi đầu tư. TP cũng cần có một nguồn vốn dành riêng cho việc phát triển công viên công cộng và với mục tiêu mỗi năm phát triển từ 10ha-20ha đất công viên công cộng thì cần 100-200 tỉ đồng hàng năm.     

Công viên cầu Ánh Sao quận 7- Một trong số những công viên xanh sạch trong khu dân cư của TP

 Qua các bài học mô hình của quốc tế được chia sẻ tại Hội thảo, việc xây dựng chính sách khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư xây dựng đối với những công viên có quy mô lớn (trên 10ha) như công viên Garden by the Bay tại Singapore được xem là đáng học hỏi. Theo đó có thể quy hoạch việc xây dựng xen cài các loại hình khai thác phù hợp với công viên như khu vui chơi có thu phí, dịch vụ thể dục thể thao trong nhà hoặc ngoài trời…tiền thuê hoặc đấu giá sử dụng đất có thời hạn của những dự án thế này sẽ dùng để đầu tư xây dựng các khu vực công cộng khác.

BẢO HẠNH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top