Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Thứ Hai 19/08/2019 | 08:00 GMT+7

VHO- Bộ VHTTDL phối hợp UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V với chủ đề “Bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch” diễn ra từ ngày 18- 21.8, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên). 

Những nét đặc sắc văn hóa đồng bào Chăm

Đây là cơ hội giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm đến với nhân dân cả nước và bạn bè du khách quốc tế. Qua ngày hội nhằm mục đích kêu gọi thu hút đầu tư du lịch tại Phú Yên. Tham gia Ngày hội có đại diện đồng bào dân tộc Chăm thuộc 9 tỉnh và 2 thành phố trong toàn quốc gồm Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, TP Đà Nẵng và TP.HCM.

Theo Ban tổ chức, Ngày hội sẽ thu hút hàng nghìn nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên nhạc công, vận động viên đồng bào Chăm và các chức sắc tôn giáo tiêu biểu vùng đồng bào Chăm. Ngày hội có nhiều hoạt động đặc sắc, cuốn hút như liên hoan nghệ thuật quần chúng; trình diễn, giới thiệu trang phục truyền thống; triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm; giới thiệu nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, biểu diễn trích đoạn lễ hội dân gian. Điểm nhấn của ngày hội là lễ khai mạc gắn với trao bằng di tích quốc gia đặc biệt di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn được tổ chức vào tối 19.8 tại Quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa). Cùng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật là các màn thi đấu thể thao với các môn kéo co, bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, việt dã, đội nước… Các hoạt động của Ngày hội là nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị di sản văn hóa đồng bào Chăm, qua đó tạo sức hút về du lịch cho khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ trên cơ sở phát huy nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm. 

Nghệ nhân Lê Văn Ru (người Chăm đến từ làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, Bình Định) chia sẻ, “Bây giờ con cháu không biết hát, cũng không biết múa hát dân ca, múa cồng chiêng. Người Chăm không có chữ viết nên không thể ghi lại những bài dân ca, bài hát ru… mà chỉ có thể truyền miệng nên dễ bị mai một. Ngày hội lần này là để các nghệ nhân ôn lại, những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nghệ nhân Phú Bình Đồn (người Chăm, đến từ thôn Vụ Bổn, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) cho biết, Ninh Thuận có hơn 66 nghìn đồng bào dân tộc Chăm. Bao đời qua, trong các lễ hội truyền thống của người Chăm không thể thiếu âm hưởng nhạc cụ truyền thống như Trống Ghi-năng, Paranưng, tiếng kèn Saranai… cùng tấu nhạc, hòa quyện nhịp nhàng với các điệu múa của những vũ nữ Chăm thu hút hàng triệu lượt du khách. Âm nhạc dân gian Chăm chưa có sách vở ghi lại bài bản, nên nghệ nhân dạy cho các con mình thực hành theo 72 nhịp trống lưu truyền trong đời sống nhạc lễ địa phương.

 XUÂN HƯỚNG – PHAN HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top