Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Liên kết khai thác du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thứ Bảy 16/11/2019 | 12:03 GMT+7

VHO- Để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn dựa vào cộng đồng tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác các giá trị đặc thù tại các vùng miền để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc sắc. Chú trọng bảo tồn không gian văn hóa, di tích lịch sử, sinh thái,...Đặc biệt, tăng cường kết nối và phát huy vai trò của các công ty lữ hành. 

Ngày 15.11, tại Quảng Nam đã diễn ra Hội thảo “Liên kết khai thác du lịch nông nghiệp, văn hoá, sinh thái dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” do Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức. Hơn 300 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch cùng lãnh đạo nhiều địa phương ở khu vực miền Trung & Tây Nguyên đã tham gia hội thảo.

Ông Lê Trí Thanh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung nhiệm kỳ 2019-2020, nhấn mạnh: Việc phát triển DL nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và mục tiêu xây dựng ngành DL Việt Nam thành ngành mũi nhọn.

Quang cảnh hội thảo

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng nhìn nhận mặc dù tiềm năng lớn, nhưng phần lớn hoạt động DL gắn với nông nghiệp - nông thôn thời gian qua của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn còn manh mún, đơn điệu, chưa có chiều sâu, chưa bền vững.

Chẳng hạn như có một số hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp, chưa phát huy được giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa truyền thống, sự tinh tế, dấu ấn đặc trưng vùng miền trong các sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Hầu hết sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn mới chỉ đáp ứng ở mức đơn giản cho các nhu cầu tham quan, trải nghiệm, ăn uống, nghỉ ngơi, …của du khách. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm DL nông nghiệp - nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh hoặc đã được đầu tư nhưng không đảm bảo chất lượng. Nhiều mô hình đã được khai thác trong nhiều năm nhưng không được đầu tư làm mới, chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên tự nhiên nên không hấp dẫn khách.

Du khách tham gia tour du lịch trải nghiệm làm nông dân ở làng rau Trà Quế,  TP. Hội An, Quảng Nam

Đặc biệt, tính liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch còn yếu. Nhiều điểm còn phát triển tự phát, khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng như thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Các hoạt động trưng bày, trình diễn quy trình sản xuất, hướng dẫn làm các loại hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp chưa được khai thác nhiều để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Hầu hết các sản phẩm mang tính tự cung, tự cấp do các hộ gia đình tự sản xuất nên không có thương hiệu; mẫu mã, bao bì chưa hấp dẫn khách du lịch.

Du khách khám phá làng du lịch cộng đồng Triêm Tây, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Hội thảo cũng trao đổi ý kiến, kinh nghiệm để đẩy mạnh phát triển DL nông nghiệp gắn với nông thôn mới  tại các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo đó, thời gian tới cần rà soát, quy hoạch, định hướng, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển theo hướng liên kết vùng, trong đó cần chú trọng quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp gắn với chính sách phát triển nông thôn mới.

Tập trung khai thác các giá trị đặc thù về cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử của nông thôn tại các vùng miền để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, phát triển chiều sâu theo hướng du lịch sinh thái, gần gũi thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, chú trọng bảo tồn không gian văn hóa, di tích lịch sử, sinh thái, hạn chế các tác động tiêu cực từ quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường.

Đồng thời phải tăng cường kết nối, cần sự hỗ trợ tích cực của các công ty lữ hành trong phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn; hỗ trợ định hướng tiêu dùng, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu...

THU HOÀI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top