Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Chăm sóc người cao tuổi còn nhiều khoảng trống

Thứ Sáu 27/12/2019 | 11:49 GMT+7

VHO- Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học, đến năm 2038, nhóm dân số trên 60 tuổi ở nước ta khoảng 21 triệu người, chiếm hơn 20% tổng dân số. Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”, khiến nhiều khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) cần phải nhanh chóng được lấp đầy.

Cần có chính sách “lấp đầy” khoảng trống chăm sóc người cao tuổi

 Dự báo đến năm 2049, tại Việt Nam, cứ 4 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên (khoảng 27 triệu người). Cũng theo dự báo này, từ năm 2038, dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm và sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội nếu không có chính sách thích ứng phù hợp. Tuy nhiên tại kết quả Điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam, chỉ có 4,8% NCT có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu. Trong đó, có 26,1% NCT không có bất cứ loại BHYT nào, trên 51% NCT không đủ tiền chi trả cho việc điều trị dẫn đến không điều trị.

Mô hình và nguyên nhân bệnh tật NCT đang thay đổi nhanh chóng, khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của NCT còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện có khoảng 2,97 triệu người (39% NCT) được hưởng lương hưu, BHXH, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội. Như vậy còn tới 61% dân số cao tuổi sống dựa hoàn toàn vào kinh tế của chính mình và con cháu. Chia sẻ về những khó khăn vướng mắc về việc chăm sóc sức khỏe NCT ở nước ta hiện, ông Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số - KHHGĐ cho biết: Khó khăn lớn nhất với việc chăm sóc sức khỏe NCT hiện nay là mô hình và nguyên nhân bệnh tật NCT đang thay đổi nhanh chóng, khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng.

Tại hội thảo Già hóa dân số và sức khỏe NCT do Tổng cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và các đơn vị khác tổ chức, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - DSKHHGĐ đánh giá, với tốc độ già hóa xảy ra quá nhanh, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, sẽ tạo ra thách thức về sự thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí và đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT. Do đó, nếu chúng ta không kịp thích ứng, không có mô hình chăm sóc NCT phù hợp, sẽ rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tế hiện nay, khả năng và tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm NCT hết sức khác nhau. Và đây là nguyên nhân khiến cho một bộ phận không nhỏ NCT không được điều trị, chăm sóc đầy đủ ngay cả khi phát hiện ra bệnh tật. Trong đó, mạng lưới y tế cho NCT ở Việt Nam còn yếu, nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng còn thiếu, kỹ năng phát hiện và điều trị chăm sóc NCT còn hạn chế. Hiện cả nước chỉ có một bệnh viện lão khoa trung ương, 49/63 bệnh viện tỉnh, TP có khoa Lão, ba cơ sở đào tạo bộ môn lão khoa. “Những bệnh thường gặp nhất ở NCT là xương khớp, huyết áp, các bệnh về mắt và suy giảm trí nhớ. Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của NCT. Đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Hệ thống y tế - lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của NCT”, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cho hay.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng, già hóa là một tất yếu của sự phát triển, nguyên nhân không phải vì tỷ lệ tử vong giảm hay vì con người sống lâu hơn mà vì mức sinh giảm. Tất cả các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam phải chuẩn bị cho già hóa dân số khi các cặp vợ chồng có một gia đình nhỏ hơn. “Việc cần làm để thích ứng với già hóa dân số là phải chuyển trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới phù hợp với vấn đề già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo hòa nhập xã hội cho NCT”, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nói. 

 VIỆT THANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top