Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Mất tiền trong “nháy mắt” do lừa đảo công nghệ cao

Thứ Hai 10/02/2020 | 11:19 GMT+7

VHO- Lừa khách hàng tự chuyển tiền, đánh cắp thông tin bảo mật từ khách hàng, sử dụng cuộc gọi điện thoại giả danh cơ quan nhà nước, sửdụng phần mềm công nghệcao (Voice over IP) giảsố điện thoại cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn của bọn lừa đảo.

 Tội phạm công nghệ cao ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi Ảnh minh họa

 Và với thủ đoạn này, đang khiến nhiều người “nhẹ dạ cả tin” mất tiền trong nháy mắt.

Không còn đồng nào trong tài khoản

Đầu năm do dịch bệnh, công ty đang èo uột không bán được hàng thì chị Hồng Nhung nhận được tin nhắn của một khách hàng mới quen trên mạng xã hội, thông báo là đã chuyển tiền đặt cọc để mua lô hàng. Người khách mới quen sau đó nhắn tiếp là đang ở Mỹ nên phải chuyển tiền bằng đô la Mỹ, do đó chị Nhung phải làm thủ tục chuyển sang tiền Việt Nam đồng thì mới được nhận số tiền này. Vị khách gửi cho chị Nhung một đường link: http://www.westerns-unions. com/usa/. Sau khi đăng nhập đường link này, chị Nhung nhận được một mã số yêu cầu xác nhận để chuyển đổi từ tiền USD sang tiền VND. Làm theo hướng dẫn và đăng nhập vào trang web có giao diện giống giao diện của ngân hàng chị Nhung đăng ký tài khoản, nhập user name và password và thấy tự động có mã OTP về máy. Chỉ 1 phút sau khi làm theo hướng dẫn, chị Nhung nhận được tin nhắn tài khoản bị trừ 50 triệu. Liên hệ lại ngay cho vị khách nọ nhưng chị Nhung không nhận được hồi âm. Đó là toàn bộ số dư còn trong tài khoản của chị Nhung trước khi giao dịch, chứ nếu tài khoản còn nhiều tiền hơn, chắc chắn cũng sẽ bị chuyển hết. Trình báo với cơ quan công an, chị Nhung mới biết đó là thủ đoạn của bọn lừa đảo. Chị Nhung đã nhấp vào đường link giả do kẻ gian cung cấp khiến thông tin bị lộ, dẫn đến tài khoản bị mất tiền.

Trước Tết Nguyên đán 2 tuần, bà Nguyễn Thị Lành ở Hà Nam nhận được cuộc điện thoại từ một số máy cố định đầu 028 xưng là công an. Đối tượng này cho biết con trai bà đang làm việc tại Hà Nội đã bị cơ quan công an bắt giữ vì hành vi đánh bạc, do đó yêu cầu bà phải chuyển tiền để được bảo lãnh. Vì không có tiền, cũng không biết chuyển tiền thế nào nên bà Lành nói sẽ nhờ người chuyển. Sau khi gọi điện cho con gái định nhờ chuyển tiền, bà Lành mới được biết đó là đối tượng lừa đảo.

 Một tin nhắn lừa đảo

Người dân cần cảnh giác cao

Cơ quan công an đã nhiều lần cảnh báo đến người dân về thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối tượng xấu gọi điện thoại giảdanh cán bộ cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng... gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra, giả mạo người cho vay trực tuyến lừa khách hàng có nhu cầu vay vốn, yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm đánh cắp tiền trong tài khoản của người khác.

Các đối tượng lừa đảo cũng có thể giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ. Gửi email/ tin nhắn có chứa link truy cập vào webiste của dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài, nhập thông tin đăng nhập tài khoản Internet Banking, hoặc thông tin thẻ để nhận tiền. Thực chất đây là các website giả mạo để lừa khách hàng cài đặt các phần mềm/ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin từ tin nhắn hoặc khi khách hàng đăng nhập website của ngân hàng. Sử dụng phương tiện điện tử, đánh cắp thông tin vàmật khẩu chủthẻngân hàng, kích hoạt máy trụ ATM, đánh cắp tiền đang được lưu giữ tại các trụ ATM.

Trước tình trạng trên, các ngân hàng liên tục khuyến cáo, người dùng cần lưu ý các điểm mấu chốt như: Tuyệt đối không truy cập đường link trong các tin nhắn gửi tới từ số điện thoại không hiển thị thương hiệu ngân hàng. Những đường link này có thể chứa virus hoặc là trang giả mạo. Nếu đã lỡ bấm vào link, tuyệt đối không đăng nhập tài khoản ngân hàng trên các link này, chỉ đăng nhập bằng cách tự nhập tên website ngân hàng hoặc vào các trang mà mình đã tự lưu trước đó. Ngoài ra, các ngân hàng đề nghị khách hàng tuyệt đối giữ bí mật thông tin bảo mật ngân hàng điện tử E-Banking bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu, mã mở khóa Smart OTP, không cung cấp cho bất kì ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng...

Cơ quan công an cũng đề nghị người dân cảnh giác với các số điện thoại gọi đến. Số điện thoại lừa đảo sẽ xuất hiện thêm các đầu số: 1080, +084028 hoặc +028… phía trước các đầu sốmáy giảmạo hiển thịkhi gọi đến. Tuyệt đối không chuyển tiền, nộp tiền vào tài khoản người khác khi không xác định được cụ thể họ là ai, sử dụng tiền vào mục đích gì, không có giấy tờ từ cơ quan chức năng chứng minh mục đích, nội dung làm việc cụ thể. 

HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top