Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

30 ngày "cấm trại" của Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng: Gác nỗi niềm riêng vì việc chung

Thứ Tư 26/08/2020 | 10:52 GMT+7

VHO- Hôm nay 26.8, với người dân Đà Nẵng đã là ngày thực hiện giãn cách xã hội thứ 28 nhưng với Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (HLTTQG) Đà Nẵng, đây lại là ngày thứ 30.

Các VĐV tại Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng vẫn luôn tích cực tập luyện

Một tháng cũng là mốc thời gian mà Phó Giám đốc Trung tâm Nguyễn Trung Thành cùng gần 30 cán bộ, công nhân viên, người lao động ở đây chưa về nhà để ở lại phục vụ các đội tuyển.

Gác nỗi nhớ gia đình sang một bên

Theo Giám đốc Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng Lê Hồng Sơn, ngay khi Đà Nẵng tái phát ca bệnh đầu tiên, Trung tâm đã họp khẩn và thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện cấm trại trước lệnh giãn cách xã hội của thành phố 2 ngày. Vận động viên tập luyện ở nhiều địa điểm khác nhau ngoài Trung tâm cũng đã được nhanh chóng gọi về, nội bất xuất, ngoại bất nhập. “Sau khi có thông báo của địa phương thực hiện giãn cách xã hội, chúng tôi cũng đã họp cán bộlãnh đạo, phân công 2 Phó Giám đốc thường trực tại cơ quan, kịp thời xử lý những vấn đề nóng. Để phục vụ cho khoảng 300 HLV, VĐV của 5 đội tuyển và 13 đội tuyển trẻ quốc gia, các bộphận phục vụ như nhà ăn, dọn vệ sinh, sân, bãi, thợ điện, nước và đặc biệt là bộphận y tế… được động viên ở lại Trung tâm trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Ngay như Phó Giám đốc Thành, nhà chỉ cách Trung tâm có 5 km, con còn nhỏ nhưng cũng ở lại Trung tâm để kịp thời xử lý tình hình”, Giám đốc Lê Hồng Sơn cho biết.

Đã bước sang ngày thứ 30 ở lại Trung tâm, Phó Giám đốc Nguyễn Trung Thành cho biết dù có nhớ gia đình, nhớ con nhỏ, nhưng tất cả phải gạt sang một bên để thực hiện nhiệm vụ. “Ngay sau khi thực hiện giãn cách xã hội, tôi cùng nhiều cán bộ, công nhân viên ở đây chỉ kịp chạy qua nhà, thu xếp tư trang, động viên người thân rồi quay trở lại Trung tâm. Hai con của tôi còn nhỏ nên vợ tôi ở nhà một mình rất vất vả. Tôi cũng áy náy vì không ở bên ba mẹ con trong lúc này nhưng biết làm sao được, đây là nhiệm vụ thì phải thực hiện thật tốt. Tôi còn đỡ vì cũng hay phải đi công tác xa nhà, chứ nhiều anh, chị em ở các bộphận phục vụ, đây là lần đầu tiên họ xa nhà lâu thế. Nhiều người, nhà cũng gần Trung tâm như tôi nhưng cũng không thể về được. Bộphận bếp thì cứ 5h sáng đã phải phục vụ rồi. Còn các bộphận khác như lau dọn vệ sinh, sân, bãi, thợ điện, nước và đặc biệt là bộphận y tế rất vất vả. Họ phải trực 24/24h và thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt, báo cáo y tế hằng ngày, hằng giờ. Ai cũng nhớ gia đình, nhớ người thân, nhưng gạt sang một bên những nỗi niềm, tất cả đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giờ chỉ mong sao cho tất cả các HLV, VĐV và toàn bộcác cán bộ, công nhân viên ở đây đều khỏe mạnh, cùng Đà Nẵng và cả nước vượt qua dịch bệnh”, anh Thành nói.

Hằng ngày, sau khi công việc xong xuôi anh Thành mới có thời gian gọi cho các con: “Cũng may giờ có công nghệ hiện đại nên dù không gặp thì tôi vẫn có thể trò chuyện cùng vợ con qua Zalo. Nỗi nhớ vì thế cũng nguôi ngoai phần nào. Nhưng như tôi nói rồi, nhiều anh, chị ở đây còn vất vả hơn tôi, họ vẫn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Đã sắp 30 ngày rồi, nói thật ai cũng thấp thỏm, âu lo và mong ngày vượt qua dịch bệnh nhưng biết làm sao được đây là khó khăn chung của Đà Nẵng và cả nước, chứ không của riêng ai”.

 VĐV được đo thân nhiệt hằng ngày

Mong ngày cùng Đà Nẵng vượt qua dịch bệnh

Với Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng, một ngày mới thường bắt đầu từ rất sớm, bởi ca tập luyện đầu tiên trong ngày của các đội tuyển, bắt đầu từ lúc 5h30. Để đảm bảo bữa sáng cho các tuyển thủ, bộphận nhà ăn cũng bắt đầu ngày mới từ 5h. “Do tình hình dịch bệnh nên thực phẩm sẽ được nhà cung cấp mang tới cổng Trung tâm. Sau thời gian để lưu ngoài cổng đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, bộphận nhà bếp sẽ đem vào và thực hiện khâu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà cung cấp thực phẩm đã được bộphận nhà bếp của Trung tâm cân nhắc, lựa chọn kỹ càng, có uy tín, thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vận động viên bị ngộđộc thức ăn. Hầu hết các mẫu đồ ăn của từng bữa đều được kiểm tra kỹ và lưu lại phục vụ cho công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay thì 100% khẩu phần ăn của vận động viên, huấn luyện viên bắt buộc phải nấu chín. Cùng với đó, ban huấn luyện thường xuyên nhắc nhở vận động viên uống nhiều nước, bổ sung vitamin, thuốc bổ dinh dưỡng… được cấp phát theo đúng tiêu chuẩn, quy định về chế độdinh dưỡng đối với vận động viên đỉnh cao, vận động viên trẻ”, Giám đốc Lê Hồng Sơn cho biết.

Bữa ăn luôn được đảm bảo an toàn

Để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, toàn bộTrung tâm đã được phun khử khuẩn, đội ngũ y tế cũng được điều động làm việc 24/24 giờ để sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống liên quan đến sức khỏe của VĐV, HLV. Trước 3 bữa ăn hằng ngày, các VĐV đều phải rửa tay sát khuẩn, được đo thân nhiệt, thực hiện báo cáo y tế đầy đủ. Trung tâm cũng đã yêu cầu tất cả các VĐV, HLV thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh như thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang. Giờ tập luyện, khu tập luyện, nhà tập, sân bãi được điều chỉnh luân phiên, phù hợp đối với từng môn và được phun khử trùng, diệt khuẩn thường xuyên. “Tổng cục TDTT đã gửi cho Trung tâm 20.000 khẩu trang và 5 máy đo thân nhiệt, 80 chai nước rửa tay, một số nhà tài trợ cũng gửi thêm mỳ tôm, nước rửa tay, đủ cho VĐV dùng nên đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh của Trung tâm”, Phó Giám đốc Nguyễn Trung Thành cho biết thêm.

“Chúng tôi cố gắng để các đội tuyển có thể tập luyện tốt, đảm bảo phong độtrong mùa dịch chứ về chuyên môn, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do kế hoạch huấn luyện bị xáo trộn liên tục. Ở một số môn thể thao, chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên nhiều đội tuyển đã lựa chọn phương án huấn luyện qua room, hay phát trực tiếp (học online) giúp huấn luyện viên, vận động viên, chuyên gia có thể dễ dàng trò chuyện, trao đổi, sửa những lỗi sai, cũng như đưa ra phương án huấn luyện phù hợp với trình độcủa vận động viên. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì các đội cũng phải chung tay khắc phục và mong ngày cùng Đà Nẵng và cả nước vượt qua đại dịch thôi”, Giám đốc Lê Hồng Sơn nhấn mạnh. 

 THU SÂM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top