Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Để không còn tình trạng “du lịch tồn kho”

Thứ Hai 25/01/2021 | 11:24 GMT+7

VHO- “Phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa mới là bền vững và giá trị nhất. Chỉ văn hóa mới làm nên những sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo và nhân văn”, ông Phùng Quang Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc lữ hành Hanoitourist nói về định hướng phát triển sắp tới của lữ hành Hà Nội.

 Tour “Đêm thiêng liêng” ở Nhà tù Hỏa Lò

Ông Thắng cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động khủng khiếp đến hoạt động du lịch, du lịch cũng là ngành dễ bị tổn thương nhất bởi các điều kiện khách quan như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… vì thế, phát triển doanh nghiệp bền vững được đặt ra như một yêu cầu.

Doanh nghiệp là đầu mối

Năm vừa qua, Hội Lữ hành Hà Nội đã tập hợp các hội viên để chia sẻ khó khăn, tìm giải pháp khắc phục; tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ số tại các doanh nghiệp du lịch. “Hội Lữ hành Hà Nội hiện có trên 160 thành viên, phần lớn các thành viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp lữ hành phải tạm ngừng hoạt động, chuyển đổi kinh doanh… Du lịch là sản phẩm vô hình, chưa bao giờ xuất hiện tình trạng “du lịch tồn kho”, nhưng bây giờ đã có”, ông Thắng cho biết.

Có những tháng không có bóng du khách nào đi trên phố, người ta ao ước trở lại thời kỳ trước khi Covid-19 xảy ra. Khó khăn ấy là cơ hội để doanh nghiệp lữ hành thể hiện được vai trò của mình. Để kéo khách du lịch quay trở lại, an tâm đi du lịch, chăm sóc khách, tổ chức chương trình du lịch một cách chuyên nghiệp chỉ có người làm lữ hành mới làm được. Cũng chính vì thế, trong bối cảnh khó khăn chồng chất, Hội Lữ hành Hà Nội vẫn nỗ lực kết nối doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp trụ vững qua thời điểm khó khăn này. Một cuộc tái cơ cấu chưa từng có đã được thực hiện ở Hội Lữ hành Hà Nội, kiện toàn Ban chấp hành, mở rộng hội viên, tổ chức hoạt động theo nhóm chức năng, nhóm chuyên đề, lấy hội viên làm trọng tâm.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, doanh nghiệp lữ hành có đóng góp rất lớn trong ngành Du lịch, với vai trò là đầu mối kết nối các hoạt động dịch vụ, kinh doanh du lịch. “Trong năm 2021, các đơn vị lữ hành cần tăng cường hơn nữa vai trò dẫn dắt hoạt động du lịch; xây dựng nhiều sản phẩm mới, thích ứng thị trường; đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, điểm đến. Doanh nghiệp lữ hành cũng cần hướng đến việc xây dựng dữ liệu khách hàng, định hình hoạt động của doanh nghiệp mình, tìm đúng thị trường và phải thay đổi ngay để thích ứng với tình hình mới”, ông Bình nói.

Sản phẩm du lịch mới và khác biệt

Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đi du lịch có nhiều xu hướng mới như: Các nhóm bạn bè, gia đình nhỏ thường thích đến các khu hẻo lánh; các loại hình du lịch liên quan đến sức khỏe cũng được quan tâm hơn, bên cạnh các dòng sản phẩm đại chúng như du lịch biển đảo, lễ hội, tâm linh, du lịch đêm, du lịch đô thị. Thay vì đi các tour sang trọng, dài ngày, khách du lịch đang hướng tới sử dụng tour ngắn ngày, siêu tiết kiệm, siêu khuyến mại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu cao hơn khi mua tour du lịch online (mua trực tuyến), thay cho offline (mua trực tiếp) trước đây.

Theo ông Phùng Quang Thắng, để ngành Du lịch có khả năng thích ứng tốt và chống chịu được những rủi ro bất thường, bất khả kháng như đại dịch Covid-19, cần có sự đồng lòng đồng hành vượt khó khăn của các cấp, các ngành cũng như sự chủ động của ngành Du lịch trong việc đưa ra những giải pháp phát triển du lịch bền vững. Trong đó việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ kích cầu du lịch trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm cần phải được đặt ra và làm ngay. “Chỉ có sản phẩm du lịch văn hóa, dựa trên nền tảng văn hóa lâu đời, lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, gắn liền với hệ thống các di tích lịch sử nổi tiếng, hệ thống các bảo tàng, nhà hát… mới có thể tạo nên sự khác biệt, đỉnh cao, có chiều sâu”, ông Thắng nói.

Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành của Hà Nội mà đi đầu là Hanoitourist đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các tour chuyên đề đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam... để khách khám phá, trải nghiệm văn hóa, tìm hiểu về các di tích lịch sử của đất nước. Trong đó, những tour “Đêm thiêng liêng- Sáng ngời tinh thần Việt”, “Đêm thiêng liêng 2: Sống như những đóa hoa”, “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”… đang thu hút rất đông du khách, tạo nguồn thu cho đơn vị lữ hành và các điểm đến.

Ông Phùng Quang Thắng cho biết, chúng tôi cũng có ý tưởng kết hợp với các bảo tàng, nhà hát để xây dựng các tour chuyên đề hoặc kết hợp tìm hiểu, thưởng thức về mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc… Ở đó, khách du lịch có thể tìm hiểu nền mỹ thuật Việt Nam, chiêm ngưỡng những tác phẩm mỹ thuật đỉnh cao; thưởng thức âm nhạc truyền thống đặc sắc và cả những bản nhạc cổ điển, giao hưởng, thính phòng nổi tiếng mọi thời đại. 

  “Hội Lữ hành Hà Nội đã công bố quyết định thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Du lịch bền vững VGreen. Câu lạc bộ Du lịch Bền vững VGreen đặt kỳ vọng triển khai hiệu quảkinh doanh lữhành vàdu lịch đáp ứng các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững gồm: Hiệu quảkinh tế; Phát triển cho địa phương; Đáp ứng sựthỏa mãn của khách du lịch; Bảo tồn các giátrịvăn hóa; Bảo vệ tự nhiên; Bảo vệ môi trường; Sửdụng hiệu quảcác nguồn lực; An sinh xãhội; Công bằng xãhội; Nâng cao vai tròchức năng của các tổchức du lịch, hiệp hội du lịch".

 THÚY HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top