Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Hà Nội đặt mục tiêu đón cao nhất đón 15 triệu lượt khách

Chủ Nhật 14/02/2021 | 22:32 GMT+7

VHO- Ngành Du lịch Hà Nội đặt ra 3 kịch bản tăng trưởng trong năm 2021 và quyết tâm bảo đảm phòng, chống dịch bệnh đồng thời tập trung tái cơ cấu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để phục hồi tăng trưởng trong tình hình mới.

Du lịch Hà Nội nỗ lực biến thách thức thành cơ hội trong năm 2021. Ảnh: BÌNH THUẬN

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: “Trước sự sụt giảm lượng khách do dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch Thủ đô đã đặt ra 3 kịch bản tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh còn có nhiều diễn biến phức tạp với tinh thần tận dụng cơ hội, biến thách thức thành cơ hội. Trong đó, kịch bản sớm phục hồi, đặt ra mục tiêu phấn đấu cao nhất về thu hút khách du lịch nội địa cho năm 2021 với mức từ 11- 15 triệu lượt khách, bằng 70% so với năm 2019 và tăng 2 lần so với năm 2020. Các cơ sở dịch vụ du lịch, khách sạn mở cửa trở lại hoạt động bình thường. Công suất sử dụng phòng trung bình khối cơ sở lưu trú du lịch năm 2021 đạt trên 45%”

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, đã làm cho ngành Du lịch Hà Nội bị tác động nghiêm trọng, các hoạt động du lịch phải tạm dừng trong thời gian giãn cách xã hội, sụt giảm lượng khách, nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động kinh doanh, tài chính và lao động, giải quyết hủy hoãn dịch vụ...; ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của ngành phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố nói chung.

Trong năm qua, lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 30% so với năm 2019, nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú, vận chuyển bị thiệt hại phải tạm dừng hoặc thôi không hoạt động.

Đợt bùng phát dịch tháng 3 và tháng 7 năm 2020 đã khiến 159 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế và 8 công ty kinh doanh lữ hành nội địa xin rút giấy phép; có khoảng 90% số doanh nghiệp lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động; trên 95% doanh nghiệp vận chuyển ô tô trong ngành du lịch (tương đương với 33 doanh nghiệp) tạm dừng hoạt động. Có tới 950/3.587 cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa; công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1 sao - 5 sao ước đạt khoảng 29,9%, giảm 38% so với năm 2019; có khoảng 40.928 lao động tạm thời nghỉ việc hoặc chuyển đổi công việc khác (cơ sở lưu trú 19.900 người, lữ hành 11.168 người, vận chuyển 1.100 người, điểm đến du lịch 3.000 người, hướng dẫn viên 5.760 người).

Ngành Du lịch Hà Nội đã nỗ lực cao nhất để giảm thiểu tác động của dịch, kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chủ động triển khai kế hoạch kích cầu du lịch nội địa; các doanh nghiệp đã chủ động cơ cấu lại thị trường, sản phẩm, năng lực quản trị.

Cuối tháng 1.2021, dịch bệnh bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp hơn, hàng loạt khách du lịch lại hủy tour dịp Tết nguyên đán và sau Tết, có khách còn hủy cả tour khởi hành tháng 3, tháng 4 khiến doanh nghiệp khó khăn càng khó khăn hơn. Theo báo cáo nhanh của 25 đơn vị lữ hành đã có 6.300 khách hủy tour do lo ngại dịch bệnh; công suất phòng bình quân khối khách sạn trong tuần đầu tháng 2 ước chỉ đạt 22,1%.

Bên cạnh đó, ngành Du lịch Hà Nội vẫn còn những khó khăn như chất lượng dịch vụ du lịch tại một số điểm đến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm phục vụ du khách. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, hệ thống nhà hàng, ẩm thực, cơ sở mua sắm chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách. Tiến độ một số đề án, dự án phát triển du lịch triển khai còn chậm, nhất là các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp...

Năm 2021, ngành Du lịch Hà Nội tiếp tục tập trung nguồn lực vào thúc đẩy thị trường nội địa, đồng thời theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 để chuẩn bị sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép. 3 kịch bản mà Du lịch Hà Nội xây dựng bám rất sát tình hình thực tế và được tính toán dựa trên số lượng khách đạt được năm 2020, giai đoạn 2016- 2020, diễn biến của dịch. Ngành cũng đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm để đạt được những mục tiêu trên, trong đó chú trọng tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông; xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch mới kích cầu du lịch nội địa; tập trung xây dựng, triển khai các chuỗi sự kiện lễ hội du lịch đặc sắc, nổi bật; tổ chức các hoạt động liên kết phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá chương trình du lịch kích cầu nội địa tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm như: TP.HCM, TP. Cần Thơ...

ANH VŨ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top