Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Về Bình Định thưởng thức món cá "lạ", chỉ vượt thác để sinh sản

Thứ Năm 18/03/2021 | 11:24 GMT+7

VHO- Cá niên không xa lạ với người dân miền Trung, nhưng điểm đặc biệt cá niên ở Bình Định thường ăn cùng với rau dớn rừng ngon, giòn mang hương vị rất đặc trưng của núi rừng.

Ở Bình Định chỉ 2 huyện miền núi An Lão và Vĩnh Thạnh là có sự xuất hiện của cá niên. Bởi loài cá này thường sống ở vùng sông, đặc biệt là dưới chân thác. Cũng bởi thế, bất cứ ai về 2 huyện miền núi nói trên đều được bạn bè nhắn nhủ đừng quên thưởng thức món "cá niên, rau dớn".

Về Bình Định thưởng thức món cá lạ, chỉ vượt thác để sinh sản - 1

Nếu có dịp về Bình Định, du khách đừng bỏ lỡ thưởng thức đặc sản "cá niên, rau dớn"

Theo người dân địa phương, trước đây, cá niên là món ăn rất dân dã thường có trong bữa cơm của người đồng bào nơi đây. Nhưng ngày nay, cá niên trở thành món ăn đặc sản được nhiều người "săn" lùng nên xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn nơi phố thị.

Hiện nay, loại cá này cũng hiếm và người dân đánh bắt được bán cho các nhà hàng với giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg. Đặc biệt, thời điểm gần Tết Nguyên đán 2021 vừa qua, nhiều người muốn có 1 kg cá niên phải bỏ hầu bao gần 800.000 đồng.

Để tìm hiểu về loài cá đặc biệt này, tôi được anh bạn người bản địa ở huyện Vĩnh Thạnh kể và cho thưởng thức món "cá niên, rau dớn" tuyệt ngon đúng như lời đồn.

Về Bình Định thưởng thức món cá lạ, chỉ vượt thác để sinh sản - 2

Cá niên thường sống ở sông, suối hay chân thác nước chảy xiết ở 2 huyện miền núi An Lão và Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định)

Theo anh bạn tôi kể, cá niên rất đặc biệt chỉ ở nơi nào suối đầu nguồn chảy xiết, bọt tung trắng xóa là nơi chúng quần tụ, sinh con đẻ cái. Mùa sinh sản của chúng thường cuối mùa đông - đầu mùa xuân, cá mẹ vượt thác đẻ trứng. Trứng cá bám vào những hòn đá nhám, nở ra cá con, sau đó chúng theo dòng nước "di cư" về các sông, suối nơi thượng nguồn sông Kôn sinh sống và thành món ăn đặc sản.

Cá niên có thân dẹt, con lớn dài chừng 20cm và to chừng 2 ngón tay người lớn. Loài cá này cũng dễ nhận biết vì có những vi đỏ mọc quanh miệng, thân cá màu trắng bạc, lưng xanh.

Đặc biệt, loài cá này sống ở thượng nguồn sông, suối hay chân thác, chỉ ăn rong tảo nên thịt thơm, ngon, sạch và bổ dưỡng. Cá niên thường xuất hiện nhiều vào tháng 6 mùa khô.

Về Bình Định thưởng thức món cá lạ, chỉ vượt thác để sinh sản - 3

Cá niên ăn ngon nhất và không phải tẩm ướp gia vị mà sau khi bắt hoặc mua cá về chỉ cần rửa sạch nướng trên bếp than hồng

"Cá niên có thể chế biến nhiều món như chiên giòn, kho với nghệ tươi để ăn cơm… nhưng hấp dẫn nhất và không cần phải chế biến là cá niên nướng.

Ăn cá niên ngon nhất là khi vừa bắt được cá còn tươi rói sửa sạch đem nước trên bếp than củi hồng. Đồ chấm chỉ cần chén muối hạt giã với ớt xiêm rừng, gừng, tỏi, chanh.

Tuyệt vời nhất là khi ngồi cùng đám bạn bè thân hữu ngay bên bờ suối thưởng thức món cá niên là tuyệt cú mèo", anh bạn tôi kể.

Món cá niên nướng ai cũng làm được vì chẳng cần ướp gia vị. Cá mới đánh bắt được hoặc mua về còn tươi rói, không cần đánh vảy, chỉ rửa nước sạch, sau đó dùng thanh tre nhỏ nhọn xiên dọc thân cá, hoặc dùng vỉ nướng trên bếp than hồng.

Về Bình Định thưởng thức món cá lạ, chỉ vượt thác để sinh sản - 4

Nhiều người còn chế biến ruột cá niên làm nước mắm chấm với rau dớn luộc

Khi nướng cá "đầu bếp" phải chịu khó trở đều tay để cá chín đều từ trong ra bên ngoài mà vẫn giữ được màu vàng, lớp vảy giòn. Cá niên khi nướng chín dậy mùi thơm phức, chỉ ngửi thôi cũng đã thòm thèm… Nhưng khi ăn cá bạn mới có thể cảm nhận được được vị thơm, ngọt, béo, bùi, dai của thịt cá, đặc biệt là một chút vị đắng nhẫn của ruột cá mới thú vị.

DANTRI.VN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top