Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Hà Nội sẽ hoàn thiện Đề án về cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ

Thứ Hai 26/04/2021 | 10:52 GMT+7

VHO-  Hà Nội đã thành lập Tổ chuyên gia để nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù về cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ. Tổ chuyên gia có nhiệm vụ nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố; hoàn thiện Đề án về cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố do Sở Xây dựng đề xuất, báo cáo UBND thành phố lấy ý kiến của HĐND thành phố, báo cáo Thành ủy thông qua để trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận để triển khai.

 Khu chung cư Giảng Võ đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, hiện có 19 doanh nghiệp được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các chung cư thấp tầng và các khu tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội với nhiều đơn vị có tiềm lực kinh tế. Việc các doanh nghiệp đồng ý tham gia lập quy hoạch cải tạo chung cư cũ là tín hiệu đáng mừng, có thể tạo bước ngoặt, tuy nhiên theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc cải tạo chung cư cũ là lợi ích các bên gồm doanh nghiệp, người dân.

Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 1.516 khu tập thể có quy mô từ 2 - 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954. Mật độ dân cư hầu hết đã tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu. Hầu hết những khu tập thể cũ có quy mô lớn với hàng nghìn hộ dân sinh sống có thể kể đến như: Nghĩa Tân, Giảng Võ, Thành Công, Kim Liên, Quỳnh Mai, Văn Chương... đều không được sửa chữa, bảo trì thường xuyên dẫn đến nhiều khu xuống cấp nghiêm trọng, một số nhà hư hỏng nặng, điển hình là khu tập thể Tân Mai (Hoàng Mai), tập thể Giảng Võ (Ba Đình)... Theo đánh giá của TP Hà Nội, do vướng mắc về cơ chế, chính sách nên đến nay số lượng nhà chung cư và tập thể cũ được xây dựng còn quá ít.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ gặp khó ngay ở khâu đầu tiên khi lấy ý kiến của các hộ dân. Bắt buộc phải 100% ý kiến cư dân đồng tình thì mới triển khai được các bước tiếp theo. Vì vậy, dù có hàng nghìn hộ dân sinh sống ở chung cư đã đồng ý, nhưng chỉ cần 1 hộ dân phản đối là dự án cũng có thể đi vào ngõ cụt. Bà Yến (khu tập thể Nghĩa Tân) cho biết, từ năm 2013 đã có 2 doanh nghiệp đến lấy ý kiến người dân thực hiện dự án xây chung cư mới. Nhưng một số quy định về hệ số đền bù cũng không phù hợp, ví dụ sau khi xây dựng cải tạo xong có khu chung cư yêu cầu hệ số 1.5, cao nhất là 2.8 (1m2 đang ở sau khi xây xong người dân phải được nhận từ 1,5m2 - 2,8m2). Chưa kể nhiều căn hộ chỉ 8-10m2, khi đền bù nhân hệ số lên chỉ khoảng 20m2, vẫn bé hơn căn hộ theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng... Theo bà Yến, gần như các hộ dân ở tầng 1 của khu tập thể đều phản đối vì họ cho rằng giá tiền đền bù quá rẻ, không thể bù lại được thu nhập hằng tháng từ việc cho thuê hoặc kinh doanh mặt bằng hiện tại.

Thực tế, sau 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ nát được cải tạo, sửa chữa (14 chung cư). Việc cải tạo chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ suốt 20 năm qua do ba nhóm lợi ích chưa thống nhất được, gồm: Người dân, doanh nghiệp và thành phố. Bởi vậy, muốn cải tạo chung cư cũ thành công, theo nhiều ý kiến phải hài hòa được các lợi ích trên, còn việc xã hội hoá là cần thiết nhưng chưa đủ.

T.NGUYÊN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top