Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nông dân Cô gái Hà Lan làm giàu trên mảnh đất quê hương từ chăn nuôi bền vững

Thứ Ba 04/05/2021 | 15:13 GMT+7

VHO- Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững theo hướng trang trại gia đình ở các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp rõ ràng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam. Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận quản lý toàn bộ dự án sau 5 năm hợp tác phát triển cùng FrieslandCampina Việt Nam.

Dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa (FDOV) là sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp đứng đầu là Tập đoàn FrieslandCampina (đơn vị sở hữu thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan) với chính quyền tỉnh Hà Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan thuộc khuôn khổ chương trình kinh doanh bền vững và an ninh lương thực (FDOV) hướng đến mục tiêu hình thành, phát triển vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp và bền vững theo quy mô trang trại gia đình, tạo việc làm cho lao động địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế và giảm số lượng sữa nhập khẩu. 

UBND tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận quản lý toàn bộ dự án sau 5 năm hợp tác phát triển cùng FrieslandCampina Việt Nam

Làm giàu trên mảnh đất quê hương
Năm 2014, khi dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa được triển khai tại Hà Nam, gia đình anh Phạm Hồng Điệp là một trong những nông hộ đầu tiên tham gia tại khu chăn nuôi bò sữa tập trung ở xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên. Đến nay, trại bò của anh có 26 con, trong đó 15 con đang cho sữa. Anh Điệp cho biết, một con bò sữa trừ chi phí mỗi năm cho thu lãi khoảng 30 triệu. Từ ngày chăn nuôi bò sữa theo dự án, gia đình anh cũng như nhiều hộ khác tại xã Trác Văn đã có nguồn thu nhập cao và ổn định. Từ việc được hỗ trợ tận tình về kỹ thuật chăn nuôi và đảm bảo việc thu mua sữa, gia đình anh tự tin về việc có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Chia sẻ về tương lai, anh Điệp mong muốn sẽ được tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, con giống chất lượng để cho năng suất sữa cao hơn.

Chuyên gia chăn nuôi Hà Lan chia sẻ kiến thức chăn nuôi với người nông dân Việt Nam trong dự án Chăn nuôi bò sữa bền vững hợp tác giữa FCV với tỉnh Hà Nam. Ảnh: FrieslandCampina Việt Nam

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, toàn tỉnh hiện có 195 trại chăn nuôi 4.000 con bò sữa. Trong đó, 59 trại quy mô chăn nuôi từ 10 - 20 con, 79 trại quy mô từ 20 - 100 con. Chăn nuôi bò sữa cho thu nhập cao và ổn định, lãi mỗi năm khoảng hơn 200 triệu đồng/hộ với những hộ nuôi 10 con, những hộ nuôi từ 40 con trở lên có thu nhập đạt trên 600 triệu đồng/hộ.

Vùng chuyên chăn tạo lập giá trị cộng đồng
Sau 5 năm triển khai dự án phát triển chăn nuôi bền vững, quy mô chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam có bước chuyển biến mạnh mẽ, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, từ 3-5 con/hộ, nay đã phát triển theo hướng tập trung, số lượng lớn trong khu quy hoạch bước đầu hình thành được những vùng chuyên chăn nuôi bò sữa. 
Các trang trại đều nằm trong các khu quy hoạch chăn nuôi bò sữa tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ chăn nuôi bò sữa với doanh nghiệp chế biến sữa được tăng cường, 100% sản phẩm sữa bò tươi được thu mua và chế biến. Giá sữa được xác định theo chất lượng sữa, thu nhập bình quân của một trại từ tiền bán sữa đạt gần 700 triệu đồng/năm đã lên đến 2,3 tỉ đồng/năm. Theo các hộ nông nuôi bò sữa, chính việc chăn nuôi, chăm sóc bò một cách khoa học theo quy trình nghiêm ngặt với các kiến thức kinh nghiệm được chuyển giao từ chuyên gia Hà Lan và nguồn thức ăn được kiểm soát kỹ và chăm chút từ đồng cỏ đã mang đến nguồn sữa sản lượng cao cả về năng suất và chất lượng.

Gắn bó với dự án từ những ngày đầu hình thành, chị Khúc Thị Huê (áo trắng) đã có những kinh nghiệm quý báu về chăn nuôi bò sữa để chia sẻ cho nông dân tỉnh Hà Nam 

Và là nền tảng xây dựng nông thôn mới Việt Nam
Ông Trần Quốc Huân, Trưởng Ban chỉ đạo dự án cho biết, với công ty sữa, việc chủ đồng nguồn nguyên liệu tích cực nhất, chủ động nhất và hiệu quả nhất là chăm lo phát triển vùng nguyên liệu. FCV chọn cách đi về vùng nông thôn, đến với những người nông dân đang hoặc chưa chăn nuôi bò sữa, thiết lập một quan hệ đối tác với họ, cung cấp cho họ những điều kiện tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn và tiếp cận thị trường, nhờ đó tối đa hóa giá trị của người nông dân trong chuỗi giá trị chung. “Hướng đi này vừa làm tăng thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sữa tươi nguyên liệu, và tăng hiệu quả sản xuất cho cả người nông dân và nhà máy. Đây chính là giải pháp cho sự phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam.” Ông Huân chia sẻ.
Theo ông Berend van Wel, Tổng Giám đốc FrieslandCampina Việt Nam, dự án là sự tiếp nối Chương trình Phát triển ngành sữa DDP của công ty và là cơ hội để tận dụng kinh nghiệm lâu năm giúp nông dân tăng hiệu quả và sản xuất sữa chất lượng cao. 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nông sản Việt Nam nói chung, sữa bò Việt Nam nói riêng luôn phải đối diện với những thách thức ngày càng gay gắt hơn từ thị trường thế giới. Ngành nông nghiệp Việt Nam phải kiên định với một chiến lược phát triển bền vững. Trong dòng phát triển đó, FrieslandCampina đang nỗ lực giúp các hộ nông dân phát triển các trại bò sữa của mình theo hướng bền vững. Từ bền vững kinh tế với sản lượng, năng suất, quy mô đàn bò bảo đảm khối lượng sữa hàng hóa cho nông dân, chất lượng sữa cao để có giá tốt, thực hành quản lý trang trại theo chuẩn GDFP đến bền vững môi trường, bền vững xã hội.

T. VI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top