Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Mất cân bằng đáng kinh ngạc trong việc phân phối vắcxin Covid-19

Thứ Tư 05/05/2021 | 10:52 GMT+7

VHO- Mặc dù, chiến dịch tiêm vắcxin ngừa Covid-19 đã được triển khai tại nhiều quốc gia hơn 3 tháng qua, nhưng những làn sóng dịch bệnh vẫn không ngừng hoành hành tại nhiều “điểm nóng” mới.

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Ấn Độ Ảnh: AP

Và lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 vẫn chưa thể khơi thông, khi còn tồn tại bất bình đẳng trong tiếp cận vắcxin trên toàn cầu.

Những tâm dịch mới

Trong suốt 2 tuần gần đây, Ấn Độ trở thành điểm nóng bỏng nhất của đại dịch Covid-19 trên thế giới, với tổng số ca nhiễm mới đã vượt quá 20 triệu người. Suốt 13 ngày liên tiếp, nước này ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Từ ca nhiễm đầu tiên hồi tháng 2 năm ngoái, số ca nhiễm tại Ấn Độ đã tăng lên 10 triệu sau 10 tháng. Tuy nhiên, con số đã tăng gấp đôi thành 20 triệu ca chỉ sau 4 tháng vừa qua. Hệ thống y tế tại nhà sản xuất vắcxin lớn nhất thế giới bị rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng, thiếu thuốc men điều trị, không còn khả năng tiếp nhận bệnh nhân mới... Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Tình hình ở Ấn Độ hơn cả đau lòng”, và WHO cùng nhiều quốc gia đã tích cực hỗ trợ để cùng quốc gia Nam Á này đối phó với những diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á từng được đánh giá cao trong công tác kiểm soát Covid-19 cũng đã phải loay hoay chống đỡ với đợt bùng phát dịch mới từ nửa cuối tháng 4. Trong đó, Thái Lan đã ghi nhận trên 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 71.025 ca (tính đến ngày 3.5) và dịch bệnh đã xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành của đất nước này. Còn tại Campuchia, Bộ Y tế nước này xác nhận số ca mắc mới ở mức 3 con số trong nhiều ngày qua, với tổng số ca bệnh Covid-19 vào khoảng 15.361 người, số ca tử vong là 106 người (tính đến ngày 3.5). Tại Lào, nước này cũng đã ghi nhận 966 ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 900 ca được phát hiện từ đầu tháng 4 đến nay, phần lớn đều là các ca lây nhiễm trong cộng đồng...

Tại châu Mỹ, nhiều quốc gia vẫn chưa thể “hạ nhiệt” Covid-19 khi vẫn ghi nhận hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày. Trong đó, Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới với tổng cộng 33.181.941 ca nhiễm và 591.071 ca tử vong. Còn tại tâm dịch lớn thứ ba thế giới, Brazil cũng đã ghi nhận hơn 14,5 triệu ca mắc, trong đó gần 400.000 người đã tử vong. Ngoài ra, nhiều quốc gia tại châu Âu cũng phải thực hiện gia hạn các biện pháp hạn chế để đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ ba bùng phát.

Lối thoát vắcxin chưa thông

Đến thời điểm này, vắcxin vẫn được coi là chìa khóa then chốt để đưa thế giới ra khỏi đại dịch Covid-19. Thế nhưng, với tiến độ tiêm chủng chậm chạp và sự bất bình đẳng trong tiếp cận vắcxin giữa các khu vực, quốc gia đang khiến cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh chưa thể dự báo được hồi kết. Sau 100 ngày triển khai chiến dịch tiêm vắcxin ngừa Covid-19, Tổng giám đốc WHO từng bày tỏ quan ngại: “Vẫn còn một sự mất cân bằng đáng kinh ngạc trong việc phân phối vắcxin Covid-19 trên toàn cầu. Tính trung bình, ở các nước có thu nhập cao, cứ 4 người thì có 1 người đã được tiêm chủng. Trong khi tại các quốc gia có thu nhập thấp, con số này là 1 trong hơn 500 người. Hãy để tôi nhắc lại sự chênh lệch: 1/4 so với 1/500”.

Thực tế, các nước EU đã thâu tóm và tích trữ một lượng lớn vắcxin, còn Mỹ, Canada, Anh cũng đã đặt hàng vắc-xin nhiều hơn mức cần đến. Trong khi đó, COVAX, sáng kiến chia sẻ vắcxin toàn cầu cung cấp các liều miễn phí hoặc giảm giá cho những nước có thu nhập thấp lại bị “gặp khó”, bởi sự phụ thuộc vào năng lực cung ứng của Ấn Độ. Mặc dù, nhà sản xuất vắcxin lớn nhất thế giới đã hứa cung cấp 200 triệu liều trong khuôn khổ COVAX, sẽ được phân phối cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, thế nhưng, tình hình xấu đi nhanh chóng ở chính quốc gia tỷ dân này đã khiến Ấn Độ chuyển trọng tâm từ COVAX sang ưu tiên cho người dân trong nước.

Theo ông Seth Berkley, Giám đốc điều hành của Liên minh Gavi, nếu có một quần thể lớn không được tiêm chủng thì nguy cơ cao thế giới sẽ phải chứng kiến các biến thể mới xuất hiện và tiếp tục lây lan trên toàn cầu. Bởi vậy, việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắcxin và đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng toàn cầu vẫn giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. 

 HẢI MINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top