Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tìm giải pháp hiện thực hóa khát vọng đưa TP.HCM thành đô thị thông minh, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế

Thứ Tư 05/05/2021 | 14:09 GMT+7

VHO-Để TP.HCM tiếp tục giữ vững vai trò là động lực tăng trưởng và phát triển của cả nước, Thành phố không cần cơ chế đặc thù mà cần cơ chế phù hợp với đặc điểm của một siêu đô thị để Thành phố phát huy tính năng động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về các quyết định phát huy thế mạnh của mình.

Đây là hiến kế của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học định hướng phát triển TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 5.5 nhằm bàn những giải pháp hiện thực hóa khát vọng đưa TP.HCM hướng tới một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, mục tiêu trung và dài hạn của TP.HCM đến năm 2025 là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD. Đến năm 2030 sẽ là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2045, trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc Hội thảo

Riêng giai đoạn 2016-2019, GRDP của Thành phố tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách cả nước. Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Thành phố vẫn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kép, kinh tế tăng trưởng 1,39%, thu ngân sách đạt hơn 371 ngàn tỉ đồng và vẫn đóng góp hơn 25% thu ngân sách quốc gia. Đặc biệt, tỉ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố tăng từ mức 61,1% năm 2016 lên 71,4% năm 2020. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn có hiệu quả và khẳng định một lần nữa sức mạnh nội tại của nền kinh tế Thành phố.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhìn nhận, trong 10-15 năm nữa, TP.HCM sẽ là một trong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương, vươn lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là trung tâm tài chính của khu vực và vươn tầm quốc tế. Cơ cấu kinh tế của Thành phố sau năm 2035 sẽ giống cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế phát triển (hậu công nghiệp), với các ngành dịch vụ cao cấp dựa trên công nghệ số giữ vai trò chi phối. Thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm, với điểm nhấn là TP.Thủ Đức và đô thị mới dọc sông Sài Gòn. Do đó, việc tiếp tục giữ vững vai trò động lực tăng trưởng và phát triển của cả nước không chỉ là vấn đề của riêng TP. HCM mà còn là vấn đề của quốc gia. Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành phố dường như đang “đuối tầm” ngay cả là vai trò của một đầu tàu tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội thảo

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn, tỉ trọng của một số lĩnh vực còn chậm so với kỳ vọng, khả năng chống chịu đang yếu dần, cơ cấu chưa khai thác được thế mạnh… Bất cập lớn nhất của thành phố hiện nay vẫn là hạ tầng, đặc biệt là giao thông kết nối vùng. Đặc biệt là cơ chế đặc thù của thành phố vẫn là chiếc “áo chật” để thành phố sáng tạo… bứt phá. Vì thế, TP.HCM không cần cơ chế đặc thù mà cần có cơ chế phù hợp với đặc điểm của một siêu đô thị phát huy được tính năng động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về các quyết định khai thác thế mạnh của mình. Theo đó, tiến sĩ Trần Du Lịch hiến kế các yếu tố Thành phố cần phải bứt phá gồm: thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế quốc tế. … Làm việc này không phải vì riêng TP.HCM mà còn vì quốc gia dân tộc.
Về quy hoạch đô thị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho rằng, TP.HCM đến lúc phải điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố đặt trong mối quan hệ tổng thể là trung tâm của Vùng tế trọng điểm phía Nam. Ưu tiên giải quyết vấn đề nhà ở, cải tạo chung cư cũ, cải tạo nhà ven kênh rạch, đảm bảo quỹ nhà ở xã hội…

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top