Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Du lịch cần chuyển từ thế bị động sang chủ động

Thứ Sáu 07/05/2021 | 11:35 GMT+7

VHO- “Với những diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, ngành Du lịch cần chủ động hơn nữa, và trong điều kiện có thể thì huy động mọi nguồn lực hiện có để khắc phục khó khăn. Đồng thời phải quyết liệt hành động để vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra”. Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt tại buổi làm việc với Tổng cục Du lịch ngày 6.5.

Toàn cảnh buổi làm việc

 Chia sẻ với những khó khăn mới của ngành Du lịch, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói: “Trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, ngành Du lịch đang hừng hực khí thế, sẵn sàng cho giai đoạn hồi phục mới và đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân mùa hè đang tới. Tuy nhiên, dịch bùng phát trong cộng đồng ở một số địa phương khiến ngành Du lịch lại phải đối mặt với những khó khăn mới. Trong bối cảnh đó, để đạt được những mục tiêu đã đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ VHTTDL giao, ngành Du lịch cần chuyển từ thế bị động sang chủ động, huy động mọi nguồn lực hiện có để khắc phục khó khăn trong điều kiện có thể”.

Vừa bắt đầu giai đoạn hồi phục mới lại gặp phải khó khăn

Ngay trước kỳ nghỉ lễ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch đã ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Nhiều lễ hội, sự kiện du lịch gắn với thời điểm khai trương mùa du lịch nội địa đã bị huỷ, hoãn. Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho biết: “Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, sau kỳ nghỉ lễ 30.4- 1.5, một số địa bàn du lịch trọng điểm đã có số lượng phòng lưu trú bị huỷ đặt chỗ từ 20 - 30%, gây ra những tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của ngành”.

Mặc dù du lịch nội địa vẫn là hướng khai thác chủ đạo của ngành Du lịch thời gian tới trong khi du lịch quốc tế chưa mở lại, nhưng với những diễn biến dịch xấu như hiện nay, các biện pháp đảm bảo sức khoẻ và an toàn tiếp tục là mối quan tâm chính của du khách. Việc huỷ, hoãn tour và dịch vụ du lịch sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới. Xu hướng đặt hoặc huỷ chương trình du lịch vào giờ chót trước khi khởi hành sẽ tiếp tục là lựa chọn phổ biến của du khách. “Ước tính, trong tháng 4, lượng khách du lịch nội địa đạt 9 triệu lượt, trong đó có 4,6 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch. 4 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch nội địa đạt 25,5 triệu lượt, trong đó có 13,1 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch 4 tháng đầu năm 2021 đạt 111.100 tỉ đồng, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2020”, ông Nguyễn Trùng Khánh thông tin.

Vì có một trường hợp F0 đến du lịch dịp lễ 30.4- 1.5, ngay lập tức thị xã Sa Pa (Lào Cai) triển khai các biện pháp chống dịch Ảnh: XUÂN CHIẾN

Chủ động phương án ứng phó phù hợp với tình hình mới

Cũng theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, năm 2021 Tổng cục Du lịch được giao 4 nhóm nhiệm vụ: Nhóm các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nhóm các nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1.1.2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 309/NQ-CP ngày 10.3.2021 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2021 với 11 nhiệm vụ chính; nhóm nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 638/ QĐ-BVHTTDL ngày 5.2.2021 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL với 27 nhiệm vụ và nhóm các nhiệm vụ trọng tâm chuyên môn khác với 4 nhiệm vụ.

Triển khai các nhóm nhiệm vụ này, hiện nay Tổng cục Du lịch đã hoàn thành dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII trong lĩnh vực du lịch theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và đang chuẩn bị tổ chức Hội thảo toàn quốc về vấn đề này để xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia; hoàn thiện Chương trình hành động để trình phê duyệt, triển khai. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; triển khai đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch đi vào hoạt động với mong muốn có sự đổi mới, đột phá trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch. Tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt trong tình hình “chảy máu” nguồn nhân lực chưa từng có như hiện nay. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng tập trung phát triển sản phẩm du lịch, đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, phát triển du lịch thông minh. Đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch. Chủ động đề xuất các giải pháp kích cầu du lịch trong nước gắn với đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19; chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch xúc tiến du lịch quốc tế khi tình hình dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát… Các nhiệm vụ nói trên đều đã được lập kế hoạch, phân công các lãnh đạo Tổng cục Du lịch chỉ đạo, tổ chức triển khai từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn khi điều kiện cho phép.

Hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, vừa do ảnh hưởng dịch Covid-19, vừa có những thay đổi trong tổ chức bộ máy. Kinh phí thiếu hụt do Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chưa đi vào hoạt động và kinh phí của Chương trình hành động quốc gia về du lịch và Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia đã không còn. Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đề nghị Tổng cục Du lịch phải xác định rõ các mục tiêu để phấn đấu, hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao và mọi hành động đều phải vì sự phát triển chung của ngành. Thứ trưởng cũng lưu ý ngành Du lịch trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phát triển du lịch, du lịch thông minh và phải trở thành một ngành kinh tế tiên phong trong ứng dụng công nghệ 4.0. Đồng thời, làm rõ nét hơn và khai thác các sản phẩm sáng tạo của Công nghiệp văn hoá trong phát triển du lịch. “Những người làm du lịch cần có các ý tưởng sáng tạo, bay bổng nhưng cũng phải thiết thực, phù hợp với thực tế, lan toả vẻ đẹp và sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam an toàn tới du khách”, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh. 

 Tổng cục Du lịch phải xác định rõ các mục tiêu để phấn đấu, hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao và mọi hành động đều phải vì sự phát triển chung của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phát triển du lịch, du lịch thông minh và phải trở thành một ngành kinh tế tiên phong trong ứng dụng công nghệ 4.0. Đồng thời, làm rõ nét hơn và khai thác các sản phẩm sáng tạo của Công nghiệp văn hoá trong phát triển du lịch.

(Thứ trưởng ĐOÀN VĂN VIỆT)

 THUÝ HÀ; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top