Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

TP.HCM tăng cường bảo tồn biệt thự cũ

Thứ Sáu 14/05/2021 | 11:29 GMT+7

VHO- Nhằm ngăn chặn sự “biến mất” của những công trình biệt thự cũ có giá trị, UBND TP.HCM vừa có quyết định ban hành danh mục 49 biệt thự cũ đã được phân loại vào diện quản lý, bảo tồn, nâng tổng số biệt thự cũ được bảo tồn lên hơn 250 công trình.

 Công trình kiến trúc cổ bị lấn át bởi công trình xây dựng mới

Có thể nói đây được xem là động thái tích cực của UBND TP.HCM sau một thời gian dài chậm phân loại biệt thự cũ xây dựng trước năm 1975, khiến cho gần 50% biệt thự cũ trên địa bàn thành phố bị “xóa sổ”. Kết quả giám sát việc bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố của HĐND TP.HCM trước đây cho biết, mặc dù Hội đồng phân loại biệt thự của thành phố được thành lập từ nhiều năm nay, thế nhưng việc kiểm kê, thẩm định và phân loại, ban hành danh mục công trình biệt thự cũ cần quản lý, bảo tồn diễn ra chậm. Theo thống kê của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, thực tế thành phố có hơn 1.220 địa điểm biệt thự cũ, nhưng qua kiểm kê thì khoảng 560 công trình biệt thự cũ đã “biến mất”, chiếm gần 50%.

Theo tiêu chí phân loại, các công trình thuộc nhóm 1 (khoảng 60 biệt thự cũ) phải được giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. Biệt thự cũ thuộc nhóm 2 (hơn 100 công trình) phải được giữ nguyên kiến trúc bên ngoài. Riêng những công trình biệt thự cũ thuộc nhóm 3 thực hiện quản lý theo các quy định về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng. UBND TP.HCM yêu cầu các chủ sở hữu biệt thự cũ tuân thủ đúng quy định của Luật Nhà ở. Trường hợp là biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; trường hợp là biệt thự cũ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa. Theo đó, các chủ sở hữu biệt thự cũ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 không được thay đổi nguyên trạng ban đầu của công trình, đồng thời không được phá dỡ biệt thự cũ nếu chưa bị hư hỏng nặng, hoặc có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của Sở Xây dựng. Trong trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải tuân theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của biệt thự cũ. Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài biệt thự cũ.

UBND TP.HCM cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn cho TP Thủ Đức và các quận có công trình biệt thự cũ thực hiện công bố công khai danh mục các công trình đã được phân loại, hướng dẫn cho các chủ sở hữu biệt thự cũ có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc về quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo biệt thự cũ theo đúng quy định pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng đối với các biệt thự cũ, nhất là các biệt thự đã được phân loại thuộc nhóm 1, nhóm 2 và các biệt thự cũ đang trong quá trình được phân loại. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tự ý tháo dỡ, chia cắt biệt thự cũ vi phạm pháp luật.

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top