Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Dân “khát” cạnh dòng sông

Thứ Hai 19/07/2021 | 11:38 GMT+7

VHO-  Mặc dù nằm cạnh con sông Hà Thanh và có rất nhiều sông, suối gần đó, nhưng “đến hẹn lại lên”, mỗi khi bước vào mùa khô, nắng nóng thì hàng ngàn hộ dân ở huyện Vân Canh (Bình Định) lại đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

 Người dân chắt chiu từng giọt nước để sinh hoạt

Để có nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, người dân đã phải tìm đến các dòng sông, suối gần đó để chở nước về. Nhưng câu hỏi đặt ra là nguồn nước người dân lấy từ suối về sử dụng có đảm bảo vệ hợp sinh hay không? Và đến bao giờ người dân nơi đây mới có nguồn nước sạch để sử dụng.

Nhọc nhằn “cõng” nước

Những ngày qua, khu vực bị khô hạn nặng nề nhất là thôn Canh Lãnh, xã Canh Hoà. Hiện thôn có 112 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu đang đối mặt với tình trạng không có nước sinh hoạt, không có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, giếng đào tại gia đình các hộ dân đều khô cạn khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Để có nước sinh hoạt, các hộ dân phải đi 2-3 km đến các dòng suối múc từng can chở về dùng. Tuy nhiên, do nắng nóng, khô hạn nên các dòng suối quanh làng cũng trở nên khô cạn, người dân phải đào các hố nhỏ cho nước chảy vào chờ nước lắng đục, mới múc nước đổ vào can chở về.

Bà Đoàn Thị Nguyên, người dân làng Canh Lãnh cho biết: “Không có nước người dân chúng tôi khổ lắm. Lấy được giọt nước quá cực nhọc nên người dân dùng nước rất tiết kiệm, như nước vo gạo xong không đổ đi mà dùng lại để rửa chén”. Ông Đinh Văn Hùng, Trưởng làng Canh Lãnh (xã Canh Hòa) cho biết thêm, hằng năm cứ vào thời gian từ tháng 6 - 8 thì các giếng nước tại nhà dân và con suối trong làng đều khô hạn. Hằng ngày, từ sáng sớm bà con đã ra suối múc nước về sinh hoạt, nấu ăn, uống. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người đã khó chứ nói gì đến nước phục vụ sản xuất tưới cây trồng. Ở đây người dân chỉ làm ruộng, trồng mì, cây keo, không có nước tưới cây trồng kém phát triển, kinh tế gia đình lâm cảnh đói nghèo.

Ông Đinh Văn Mực, Chủ tịch UBND xã Canh Liên cho biết: “Cứ đến mùa khô, nắng hạn thì gần 600 hộ dân các làng Hà Giao, Cát, Canh Tiến, Kà Bông… thiếu nước sinh hoạt. Người dân ở đây chủ yếu sử dụng hệ thống tập trung nước tự chảy và khi nguồn nước đầu nguồn chảy yếu đi, người dân thường san sẻ bằng cách lấy nước thay phiên, cũng có nhiều trường hợp hộ dân phải đi bộ nhiều giờ để ra suối lấy nước”.

Chờ đến bao giờ

Người dân huyện Vân Canh bày tỏ, nhiều năm qua những cánh rừng keo lai trồng gần hai bên bờ sông Hà Thanh đã làm đổi thay đời sống của bà con nơi đây. Song đấy cũng là vấn đề trăn trở khó khăn của địa phương, bởi cây keo lai có đặc tính hút nước mà lại không giữ nước, vì thế ít nhiều tác động đến mạch nước ngầm. Người dân nơi đây mong muốn Đảng và Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện cho bà con có nguồn nước sạch sinh hoạt. Vì có không nước sạch hợp vệ sinh, dễ dẫn đến các bệnh đường ruột, đau mắt và nhiều bệnh khác. Nếu có nước sạch, sẽ đảm bảo sức khỏe, sản xuất nông nghiệp, cây trồng phát triển, kinh tế mới khá lên được.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Đình Tiên, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết, cứ đến mùa khô, nắng gay gắt thì gần như các địa phương trên địa bàn huyện thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hiện nay, UBND huyện đang tổng hợp số liệu để báo cáo về tình trạng khô hạn, thiếu nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện. “Tình trạng thiếu nước đang xảy ra cục bộ ở một số thôn do mạch nước ngầm cạn. Theo dự đoán, hết tháng 7 mà không có mưa, khả năng sẽ xảy ra hạn hán trên diện rộng, nhất là các làng thuộc xã Canh Hòa, Canh Thuận”, ông Tiên thông tin.

Để giải bài toán cung cấp nước sản xuất cũng như nước sinh hoạt, mới đây, HĐND tỉnh Bình Định thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đập dâng Hà Thanh 1, trên sông Hà Thanh (huyện Vân Canh). Dự án thuộc nhóm B, với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 220 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ 2021-2025.

Theo ông Lê Bá Thành, Bí thư Huyện ủy Vân Canh, do vị trí địa lý huyện Vân Canh cao, không tích tụ được nước, mùa mưa nước theo các sông suối chảy hết về phía hạ lưu dẫn đến nhiều năm qua khô hạn liên tục diễn ra. Ngoài ra, phong trào trồng keo tràm ngắn ngày cũng làm cho đất đai bạc màu, nguồn nước ngầm hao hụt, khiến tình hình khô hạn càng thêm căng thẳng. Việc đầu tư dự án đập dâng Hà Thanh 1 sẽ góp phần giữ nguồn nước, phục vụ sinh hoạt, sản xuất và giải hạn cho khoảng 8.000 dân ở Vân Canh, đồng thời cải thiện môi trường, cảnh quan, đất nông nghiệp, điều hòa không khí cho các vùng trung tâm dân cư huyện này. 

PHAN HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top