Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Khối đá cổ đầy bí ẩn ở phố núi Gia Lai

Thứ Sáu 23/07/2021 | 10:18 GMT+7

VHO- Trong lần đi điền dã ở cơ sở mới đây, ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng quản lý di sản (Sở VHTTDL) Gia Lai đã phát hiện nhiều hiện vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Champa tại Gia Lai.

 Ông Nguyễn Công Hòe (trái) cùng ông Nguyễn Quang Tuệ bên cạnh khối đá sa thạch cổ

Ông Tuệ cho biết, mới đây qua nguồn tin của người dân cung cấp, ông đã xuống tận nơi vợ chồng ông Nguyễn Công Hòe và bà Ngô Thị Lễ ở thôn 3, xã An Phú, TP Pleiku, nơi được cho đang lưu giữ một khối đá liên quan đến khu đền tháp cổ Champa ởGia Lai. Theo ông Tuệ, khối đá (sa thạch) mà gia đình ông Hòe đang lưu giữ có hình chữ nhật cân đối có chiều cao 39 cm, ở giữa có một lỗ tròn đường kính một mặt 10 cm, một mặt 18 cm ở vị trí chính giữa hiện vật, xuyên suốt từ trên qua đáy. Mặt trên và dưới cùng của hiện vật có chung số đo dài 58 cm, rộng 52 cm. Hai đường gờ trang trí (phần nhô ra) gần đều nhau về kích cỡ (5,5 cm và 6 cm), cũng có cùng số đo dài 66 cm, rộng 59 cm. Phần giữa của hiện vật nhỏ hơn so với 2 đầu của chính nó, có kích thước dài 63 cm, rộng 53 cm. Bốn mặt của hiện vật đều được trang trí bằng bốn khung hình chữ nhật chìm sâu độ1,5 cm, có kích thước dao động trong khoảng dài 35-39 cm và rộng 9-10 cm. Hiện vật còn nguyên vẹn, trừ một góc đường gờ trang trí bị mẻ một miếng nhỏ.

Gia đình ông Hòe sinh sống tại đây từ năm 1956, còn bà Lễ thì đến nơi này năm 1965. Năm 1972, hai người em trai của ông Hòe là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Công Toàn đã dùng xe bò vận chuyển khối đá này từ khu đền tháp đổ nát về. Thấy khối đá đẹp lại có lỗ tròn ở giữa nên từ đó đến nay, gia đình ông bà đặt trước sân nhà làm trụ cờ. Cách đây không lâu có người đến gạ mua, ông bà đã tính bán 10 triệu đồng nhưng sau lại thôi vì muốn giữ khối đá làm kỷ niệm. Ông Tuệ cho biết thêm, ngay sau tiến hành đo vẽ, chụp ảnh, ông cùng cộng sự đã gửi hình ảnh và những thông tin liên quan tới nhiều nhà chuyên môn để tham khảo ý kiến. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Champa Trần Kỳ Phương, đây có thể là đoạn giữa của một đài thờ, phía dưới nó là bệ, trên nữa là bàn (ví dụ cánh sen) rồi đến tượng thờ. Tất nhiên, chưa thể biết người Chăm thờgì trong trường hợp này và đài thờ đặt ở trong hay ngoài tháp, nhưng niên đại của nó tương tự khoảng thế kỷ XI - XIII.

 Ông Võ Đình Viên (xã An Phú, TP. Pleiku, Gia Lai) bên những viên gạch cổ được cho liên quan đến dấu tích đền, tháp cổ Champa ở Gia Lai

Còn TS Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) cho rằng, lỗ xuyên suốt từ mặt trên đến đáy dưới của hiện vật rất đáng lưu tâm. Bởi lẽ, khi thờ các sinh thực khí, người ta thường quan tâm đến sự liên thông giữa đất và trời. Tương tự, PGS.TS Ngô Văn Doanh cho hay đây là một phát hiện thú vị và địa phương nên có kế hoạch khảo sát, bảo vệ khu vực này. Để có thêm nguồn tư liệu liên quan đến khối đá nói trên, ông Tuệ đã liên hệ với GS.TS Arlo Griffiths, chuyên gia quốc tế, người từng đến điền dã và dịch bia Tư Lương (huyện Đak Pơ) sang tiếng Anh năm 2018 để tìm thêm manh mối về phế tích này. Theo ông Arlo Griffiths, rất có thể đây chính là địa điểm mà nhà khảo cổ lừng danh Henri Parmentier (1871-1949) từng dựa trên những bức thư của một nhà truyền giáo người Pháp để công bố thông tin ban đầu vào năm 1909. Ông hy vọng khu vực đền tháp Champa tại xã An Phús ẽ được khảo sát, khai quật một cách khoa học với sự chung tay của Viễn Đông Bác cổ Pháp, cơ quan nơi GS.TS Arlo Griffiths đang tòng sự.

Trước đó, ông Nguyễn Quang Tuệ cùng cộng sự đã đến khu vực Giáo xứ PhúThọ ở xã An Phú, TP Pleiku để tìm hiểu về dấu tích của ngôi đền tháp Champa cổ tại đây. Tuy nhiên, hiện nay ngôi tháp này không còn, chỉ là phế tích cùng một số hiện vật đang được người dân sống ởđây lưu giữ. Đó là một khối đá cao khoảng 40 cm, kích cỡ mỗi chiều tầm 35-40 cm, đường nét trang trí đơn sơ đã bị sứt mẻ nhiều, hiện đang được cất giữ trong khuôn viên nhà thờ Phú Thọ. Hay là những viên gạch màu đỏ vàng còn khá nguyên vẹn và 2 nửa của 2 viên gạch cùng loại đang được hộ gia đình ông Võ Đình Viên (xã An Phú, TP Pleiku) lưu giữ. Các viên gạch này đều dài 34 cm, rộng 19 cm, dày 8 cm vànặng 8,4 kg, là dạng nguyên liệu chủ đạo để xây dựng trong các công trình kiến trúc đền, tháp Champa! 

NGỌC HÒA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top