Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Người thầy dạy chữ Nho trực tuyến

Thứ Tư 04/08/2021 | 09:57 GMT+7

VHO- Thầy Nguyễn Đức Thắng, 67 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng luôn say mê, tâm huyết truyền dạy chữ Nho.

 Thầy Nguyễn Đức Thắng giảng bài

Thầy Thắng vận dụng cả Anh văn, Pháp văn vào quá trình giảng dạy chữ Nho tại Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng. Những bài giảng của thầy hết sức sống động, hấp dẫn, chuyển tải kiến thức cho người học một cách căn bản, hệ thống với nhiều nội dung mở rộng hết sức bổ ích. Theo thầy Thắng, chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, được người Việt sáng tạo, bổ sung cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam và trở thành chữ Hán Nôm, thường gọi là chữ Nho. “Chữ Nho được coi là vốn quý của dân tộc, hiện còn nhiều trên các hoành phi, câu đối, đình, chùa, nhà thờ, bia mộ và các văn bản xưa, do đó cần phải truyền dạy chữ Nho giúp thế hệ sau đọc được những nội dung của ông cha ta để lại”, thầy Thắng nhấn mạnh.

Tại Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng, thầy Thắng xây dựng 2 giáo trình dạy chữ Nho, gồm giáo trình dạy cơ bản và giáo trình dạy nâng cao. Với giáo trình dạy cơ bản, mỗi bài dạy từ 7 - 10 chữ trên cơ sở sách Hán Văn giáo khoa thư do Nhà Xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2016, chủ yếu dạy chữ Khải thư, loại chữ chân phương, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc và phổ thông nhất trong 5 kiểu chữ Hán. Còn ở giáo trình dạy nâng cao, thầy Thắng dựa vào bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư, bộ chính sử Việt Nam bằng chữ Nho, soạn thành các bài giảng phù hợp với trình độ của học viên, giúp học viên hiểu kỹ hơn về lịch sử nước nhà. Đơn cử như bài giảng về tác phẩm Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt làm cho học viên hiểu nguyên văn chữ Nho của bài thơ được ví như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Hay như bài Hoàng Sa đảo của nhà bác học Lê Quý Đôn nói về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, góp phần tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc... Tại giáo trình dạy nâng cao, học viên được học đủ 5 kiểu chữ Hán: Khải thư, Triện thư, Lệ thư, Hành thư và Thảo thư, trong đó đi sâu vào Khải thư và Thảo thư.

Từ cuối tháng 4.2021, Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng chuyển sang dạy và học trực tuyến trên zalo “Nho học Đà Nẵng” nhằm phòng, chống dịch Covid-19. Thầy Thắng kết nối zalo với tất cả học viên và xây dựng quy chế học chữ Nho thông qua zalo “Nho học Đà Nẵng”. Trên zalo này, thầy Thắng dạy đồng thời 2 chương trình cơ bản và nâng cao nhằm giúp người mới học chữ Nho dễ dàng học từ đầu và có thể tìm hiểu thêm kiến thức cao hơn, còn người đã biết ít nhiều về chữ Nho được tiếp tục học nâng cao và ôn lại kiến thức cơ bản. Hoàn toàn không có phụ cấp hay thù lao nhưng thầy luôn say mê, tâm huyết truyền dạy loại chữ viết từng thịnh hành một thời gian dài trong lịch sử dân tộc...

Dẫu gần tuổi “thất thập cổ lai hy”, thầy Thắng vẫn say mê tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao kiến thức. Thầy rất giỏi tin học, sử dụng thành thạo các chương trình chuyên sâu trên vi tính. Đặc biệt, thầy Thắng luôn tận tình hỗ trợ dịch sắc phong, gia phả, viết câu đối bằng chữ Nho cho bất cứ ai có nhu cầu. Nói về người thầy mẫn tiệp này, Lão Nho Huỳnh Phương Bá, nguyên Giám đốc Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng nể phục: “Thầy Thắng nổi bật về nhiệt huyết và tài năng, có nhiều công trình nghiên cứu chữ Nho tại các đình, chùa, nhà thờ trên địa bàn thành phố, tích cực làm gia phả cho các tộc họ tại Đà Nẵng và các địa phương khác, đã dịch hàng trăm tư liệu chữ Nho thành chữ Quốc ngữ để phục vụ bạn đọc và các cơ quan chức năng, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển của Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng”. 

LÊ VĂN THƠM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top