Covid-19 đã thay đổi suy nghĩ và trải nghiệm của chúng ta như thế nào?

VHO- Đại dịch thúc đẩy mọi người tái xác định những kỳ vọng về trải nghiệm sống, hướng tới tác động dài lâu.

Nghiên cứu đầu tiên về trải nghiệm (Experience research) của Mastercard chi ra rằng, đại dịch đã có những tác động mạnh tới suy nghĩ và trải nghiệm của người dùng. 

Theo đó, người tiêu dùng nhận ra giá trị của việc tự bồi dưỡng bản thân và sẵn sàng đầu tư thời gian và năng lượng vào những trải nghiệm mang lại giá trị lâu dài. Họ thích những trải nghiệm cùng gia đình và bạn bè (81%), muốn đến thăm những địa điểm mới để thử những trải nghiệm mới (71%), đồng thời cũng cởi mở và sẵn sàng tìm hiểu về các nền văn hóa mới (66%). Sự gắn kết với những người thân yêu là yếu tố tiên quyết khiến trải nghiệm trở nên "vô giá".

COVID-19 đã thay đổi suy nghĩ và trải nghiệm của chúng ta như thế nào? - Ảnh 1.

Đại dịch khiến nhiều người nhận ra rằng phải ưu tiên sức khỏe của bản thân để kết nối tốt hơn với người khác

Ông Raja Rajamannar, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông, Mastercard cho biết: "Đại dịch buộc mỗi người phải cân nhắc lại nhu cầu trải nghiệm của mình và các thương hiệu phải tái hình dung cách thức đáp ứng những nhu cầu đó. Những phát hiện từ nghiên cứu này giúp tiết lộ những điều có ý nghĩa quan trọng nhất với người tiêu dùng và những trải nghiệm mà các thương hiệu có thể mang đến cho họ nhằm giúp tạo nên những khoảnh khắc và kỷ niệm thực sự vô giá".

Đại dịch chỉ ra phải ưu tiên sức khỏe của bản thân để kết nối tốt hơn với người khác

Nghiên cứu chỉ ra, người tiêu dùng ngày càng tập trung vào các công nghệ hỗ trợ sức khỏe (22%), thư giãn và cân bằng (29%), và các hoạt động nhẹ nhàng (30%) trong thời điểm đại dịch. 

Sự chủ động tập trung vào bản thân hướng tới phục hồi khiến họ ưu tiên sức khỏe tinh thần (85%), sức khỏe cảm xúc (83%) và sức khỏe thể chất (83%), tất cả đều nhằm tìm kiếm năng lượng để kết nối với người khác.

Người tiêu dùng muốn được thư giãn sau những áp lực đời thường, kết nối với thế giới xung quanh và những người thân yêu

Khi dành nhiều thời gian ở nhà hơn, chúng ta phụ thuộc vào công nghệ để duy trì kết nối với công việc, gia đình và bạn bè. Gần một nửa số người được khảo sát đồng ý về tầm quan trọng của việc thư giãn mà không bị gián đoạn bởi các thiết bị di động. 

Trên thực tế, khi được hỏi về các hoạt động thư giãn yêu thích, nhiều người nhắc tới các chuyến phiêu lưu ngoài trời. Người dân toàn cầu dành sự quan tâm trên mức trung bình (chỉ số 100) đối với các hoạt động ngoài thiên nhiên và không gian mở, như một lối thoát khỏi cuộc sống đời thường, ưu tiên các chuyến du lịch đường bộ (175), tập thể dục (138), nghỉ dưỡng riêng tư, biệt lập (138), cắm trại và đi bộ đường dài (125).

COVID-19 đã thay đổi suy nghĩ và trải nghiệm của chúng ta như thế nào? - Ảnh 2.

Người tiêu dùng muốn được thư giãn sau những áp lực đời thường, kết nối với thế giới xung quanh và những người thân yêu

Những trải nghiệm trở nên vô giá khi được chia sẻ cùng nhau

Được đồng hành và dành thời gian cho những người thân yêu là ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Với gần 3/4 những người được khảo sát cho biết họ thực sự nỗ lực để dành thời gian cho bạn bè và gia đình. 60% cho rằng, khoảng thời gian có ý nghĩa là khi được ở bên những người thân yêu và 40% khẳng định, đó là khi được làm điều mình thích (40%). 

62% người dân trên thế giới thích các trải nghiệm toàn diện, cởi mở với các nhóm đa dạng (68% thuộc thế hệ Z và 67% thuộc thế hệ Millennials) và 41% nói rằng họ coi trọng việc được chấp nhận và sống thật với bản thân khi dành thời gian cho những người khác.

"Sau một năm bị giới hạn về lối sống, người tiêu dùng đang bị dồn nén những nhu cầu trải nghiệm đáng nhớ và dễ chia sẻ. Sau đại dịch, chúng tôi không kỳ vọng người tiêu dùng tìm đến nhiều trải nghiệm, mà thay vào đó là những trải nghiệm bền vững — những khoảnh khắc mà họ sẽ không bao giờ quên và có thể hồi tưởng lại thông qua những câu chuyện, qua những cải thiện của bản thân hoặc tác động của cộng đồng", ông Wayne Levings, Chủ tịch Kantar Global cho biết. 

VTV.VN

Ý kiến bạn đọc