Một số nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Điện ảnh (sửa đổi): Để điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế

VHO- Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29.6.2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18.6.2009. Qua 15 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các giải thưởng ở các kỳ LHP trong nước và quốc tế, hệ thống phát hành và phổ biến phim phát triển mạnh mẽ…, Luật Điện ảnh đã bộc lộ những vướng mắc lạc hậu cần sớm được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành điện ảnh là một ngành nghệ thuật, đồng thời cũng là một ngành kinh tế, hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

[EasyDNNGallery|82564|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội là một thương hiệu thành công trong những năm qua

Những vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ

Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29.6.2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18.6.2009. Đây là Luật đầu tiên trong 7 ngành nghệ thuật tại Việt Nam được ban hành, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với điện ảnh dân tộc, tạo hành lang pháp lý để phát triển điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và hội nhập với điện ảnh thế giới.

Sau 15 năm triển khai và thi hành, Luật Điện ảnh hiện hành đã thể chế hóa hoạt động điện ảnh trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến điện ảnh; tạo cơ sở pháp lý trong việc ban hành các cơ chế, chính sách phát triển điện ảnh. Qua đó, hoạt động điện ảnh trong cả nước đã phát triển mạnh mẽ, tạo hành lang pháp lý quan trọng, ra đời những tác phẩm điện ảnh có giá trị, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam trở thành nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực của sự phát triển của đất nước.

[EasyDNNGallery|82566|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Qua 15 năm triển khai và thi hành, Luật Điện ảnh hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý trong việc ban hành các cơ chế, chính sách phát triển điện ảnh, hoạt động điện ảnh trong cả nước đã phát triển mạnh mẽ

Tuy nhiên, qua 15 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các giải thưởng ở các kỳ Liên hoan phim trong nước và quốc tế, hệ thống phát hành và phổ biến phim phát triển mạnh mẽ… thì Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ những vướng mắc lạc hậu cần sớm được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành điện ảnh là một ngành nghệ thuật, đồng thời cũng là một ngành kinh tế, hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước hết, Luật Điện ảnh năm 2006, sửa đổi năm 2009 ban hành khi điện ảnh ở cả ba công đoạn sáng tác, phát hành, phổ biến đều trên cơ sở quy trình chất liệu, kỹ thuật là phim nhựa 35mm. Đến nay, điện ảnh đã chuyển sang quy trình sản xuất, kỹ thuật bằng công nghệ số; làm thay đổi hoàn toàn quy trình, kỹ thuật và biện pháp quản lý ở cả 3 công đoạn: sáng tác, phát hành và phổ biến phim.

[EasyDNNGallery|82562|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Đến nay, điện ảnh đã chuyển sang quy trình sản xuất, kỹ thuật bằng công nghệ số; làm thay đổi hoàn toàn quy trình, kỹ thuật và biện pháp quản lý ở cả 3 công đoạn: sáng tác, phát hành và phổ biến phim. Ảnh phim Trạng Tí

Ở Luật Điện ảnh 2006 và sửa đổi năm 2009, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng mới chỉ là phổ biến ở rạp chiếu phim, ở nơi công cộng và truyền hình. Và chưa có đối tượng là phổ biến phim trên không gian mạng. Trong khi đó, điện ảnh đã phát triển không ngừng, các dịch vụ phát hành và phổ biến phim trên không gian mạng, phim trực tuyến phát triển nhanh chóng và đây sẽ là hình thức phổ biến phim chủ yếu trong những năm tới đây.

Luật Điện ảnh 2006 và sửa đổi năm 2009 đã đưa ra nội dung thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Điện ảnh nhưng cho đến nay, Quỹ vẫn chưa được thành lập do khó khăn về sự thống nhất nguồn kinh phí của Quỹ. Mặc dù về chủ trương đều thống nhất rằng khi kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho ngành điện ảnh không đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải có Quỹ để hỗ trợ cho nền điện ảnh dân tộc, hỗ trợ các dự án nghệ thuật, các tài năng sáng tác trẻ, các dự án phim về bản sắc văn hóa Việt Nam. Mô hình của nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Hàn Quốc,… đều có Quỹ hỗ trợ phát triển Điện ảnh.

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, một số nội dung sửa đổi, bổ sung chính gồm: Sửa đổi, bổ sung quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và các thành viên khác trong đoàn làm phim.

Sửa đổi quy định về sản xuất phim bằng ngân sách nhà nước theo hai hình thức: giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng, không áp dụng hình thức đấu thầu vì với đặc thù của sản xuất phim đấu thầu là không khả thi.

[EasyDNNGallery|82563|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Cảnh trong phim Lật mặt: 48h

Sửa đổi quy định về xuất, nhập khẩu phim. Bỏ quy định doanh nghiệp phát hành phim, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp để tạo sự thông thoáng và bình đẳng trong việc nhập khẩu phim, tránh sự chèn ép của một số doanh nghiệp nước ngoài.

Bổ sung quy định thực hiện cảnh báo và hiện thị mức phân loại phim theo độ tuổi khán giả, thêm mức phân loại với trường hợp trẻ em dưới 13 tuổi xem phim phải có sự giám hộ của cha hoặc mẹ.

Bổ sung quy định về phổ biến phim trên không gian mạng theo hình thức giao trách nhiệm về cho doanh nghiệp tự kiểm theo tiêu chí phân loại phim của Bộ VHTTDL.

[EasyDNNGallery|82568|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Cảnh trong phim remake Tiệc trăng máu - Một trong 10 phim ăn khách nhất Việt Nam

Bổ sung quy định về thu hút tổ chức nước ngoài làm phim tại Việt Nam để tăng nguồn thu và giới thiệu quảng bá đất nước, con người Việt Nam. Sửa đổi quy định về nguồn thu của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh nhằm nâng cao tính khả thi. Bổ sung về chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển công nghiệp điện ảnh, thị trường điện ảnh. Bổ sung các quy định và phân cấp quản lý mạnh mẽ về cho các địa phương.

Cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ

Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực trong đó có ngành điện ảnh. Sự phát triển của công nghệ cao cùng với truyền hình, cáp quang vệ tinh, điện thoại thông minh,… ngày càng mạnh mẽ, có xu hướng lấn át ngành điện ảnh và đang gây nhiều khó khăn cho công tác sản xuất, phát hành và phổ biến phim.

[EasyDNNGallery|82565|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Cảnh trong phim Truyền thuyết về Quán Tiên

 Trước bối cảnh có nhiều thay đổi đó, cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, gồm Luật, Nghị định và Thông tư cho việc quản lý các hoạt động điện ảnh trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập tế quốc tế. Triển khai các dự án có chất lượng nghệ thuật, bản sắc văn hóa Việt Nam, thu hút được khán giả để phát triển thị trường điện ảnh và công nghiệp điện ảnh.

Bên cạnh đó, thu hút các nguồn lực đầu tư và mở rộng thị trường điện ảnh Việt Nam, nâng cao số lượng, chất lượng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất, phát hành và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân và kinh doanh điện ảnh. Tăng cường xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện ảnh.

[EasyDNNGallery|82567|Width|700|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Cảnh trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức các sự kiện điện ảnh và đẩy mạnh quảng  bá,   xúc   tiến  hoạt  động  điện  ảnh,  giới  thiệu  hình   ảnh   đất  nước, con người, bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua các hoạt động của điện ảnh. Có chính sách ưu đãi về thuế và cơ chế đặc thù cho các cơ sở sản xuất phim. Quan tâm đầu tư, xây  dựng  và  phát  triển  nguồn  nhân  lực  có  chất  lượng để đáp ứng kịp thời với nhu cầu, trình độ phát triển ngày càng cao. Tiếp tục xây dựng, định hướng, phát triển nền điện ảnh Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện ảnh dân tộc, nhân văn, hiện đại.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của điện ảnh với phát triển kinh tế - xã hội,... kết hợp với mục tiêu phát triển văn hóa, điện ảnh, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Tổ chức quy hoạch sử dụng đất đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình văn hóa, rạp chiếu phim công lập và ngoài công lập, trường quay quốc gia.

Tăng cường thu hút đầu tư các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nguồn viện trợ từ hoạt động liên doanh, liên kết; nguồn kinh phí đầu tư cho thiết bị, công nghệ từ hoạt động liên kết, liên doanh. Chủ động khai thác những bộ phim có chất lượng cao, đề tài phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

VI KIẾN THÀNH, Cục trưởng Cục Điện ảnh

 

Ý kiến bạn đọc