Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội: Đã có kế hoạch đưa học sinh trở lại trường học an toàn

Thứ Sáu 12/11/2021 | 10:44 GMT+7

VHO- Trả lời câu hỏi của các đại biểu trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV vào hôm qua 11.11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, tại những địa phương vùng xanh có thể cho trẻ em đến trường.

Cũng trong chiều qua 11.11, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc hội trong kỳ họp tới. “Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng của đất nước, tác động tới toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi kết hợp thực tiễn trong nước và ngoài nước, phù hợp với mục tiêu phát triển, khả năng của đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh và mong nhận được ý kiến, đề xuất đóng góp tâm huyết, sâu sắc để tiếp tục hoàn thiện chương trình, trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Sáng nay 12.11, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề này trước khi chuyển sang các nội dung quan trọng khác. Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc vào ngày 13.11.

 Chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) đặt câu hỏi về mong muốn học sinh, nhất là học sinh ở bậc tiểu học được trở lại trường sau thời gian dài tạm dừng đến trường. Tuy nhiên nhiều phụ huynh, nhất là ở bậc tiểu học chưa thực sự yên tâm khi con em chưa được tiêm vắc xin mà vẫn trở lại trường.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Địa phương vùng xanh có thể cho trẻ đến trường

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là nội dung mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trao đổi trong phiên chất vấn trước đó. Về trách nhiệm của ngành GD&ĐT, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, ngành Giáo dục đã có kế hoạch thúc đẩy việc đưa học sinh quay trở lại trường học an toàn. Bộ cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn đưa trẻ đến trường.

Về quan điểm cá nhân, Bộ trưởng Sơn cho biết, đối với các đơn vị cấp xã, phường đang là vùng xanh, vùng an toàn thì nên mạnh dạn đưa học sinh tiểu học, mầm non quay trở lại trường mà không cần phải đợi cả huyện hoặc cả tỉnh. Đối với trường trung học thuộc quy mô cấp huyện, nếu đã thuộc vùng xanh, vùng an toàn thì nên cho học sinh quay trở lại học tập tại trường. “Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhắc đến việc tiêm vắc xin cho học sinh lứa tuổi từ 12 trở xuống nhưng đây là câu chuyện vẫn còn ở phía trước. Khi đưa học sinh trở lại trường cần có thêm các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của hai Bộ. Các đơn vị tùy theo tính chất, mức độ để xem xét tình hình để đưa học sinh quay trở lại trường trên tinh thần là căn cứ vào thực tiễn nhưng cần cương quyết và mạnh mẽ xử lý vấn đề này”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Đề cập vấn đề do tác động tiêu cực của đại dịch, nguy cơ học sinh bỏ học và tái mù chữ, đặc biệt là chất lượng học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sẽ giảm, ngành giáo dục có giải pháp gì để sớm khắc phục tình trạng này, giúp cho các em học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực sự không bị bỏ lại phía sau, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Cần nhiều giải pháp trong đó bao gồm việc tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống trường mầm non, các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, tăng cường chính sách để hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh cũng như giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cho các đối tượng này. “Vừa qua chúng ta đã thực hiện theo Nghị quyết 19 sắp xếp lại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước, đối với các cấp tiểu học, trung học, mầm non thì đã giảm số cơ sở giáo dục thuộc các cấp này xuống trên 2.000 cơ sở. Tuy nhiên, việc giảm này đối với bậc mầm non cũng phải hết sức lưu ý vì đối tượng này khó dồn hơn những đối tượng khác, các cháu không thể đi xa và những điểm trường nhỏ cần phải gần với địa bàn cư trú của các cháu. Cho nên việc rà soát, sắp xếp cũng phải chú ý, làm thế nào đảm bảo được cơ sở vật chất, giáo viên để dành cho đối tượng là học sinh mầm non”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Việc học trực tuyến ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học

Chất vấn của đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) về việc nhiều học sinh thiếu thiết bị học tập, việc học tập của các em sẽ ra sao, Bộ GD&ĐT đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến như thế nào, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết việc dạy học trực tuyến không chỉ được triển khai riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Đây là việc cả thế giới phải làm khi đối mặt với dịch bệnh.

Ở nước ta việc học trực tuyến đã được rút kinh nghiệm từ năm học 2019, 2020 nhưng bước vào năm 2021, quy mô, tính chất, thời gian học trực tuyến là chưa từng có, chúng ta chưa có kinh nghiệm, tiền lệ. “Nhiều nước phát triển khi chuyển sang học trực tuyến toàn bộ thời gian cũng có những thách thức. Với nước ta, dù đã quan tâm đến việc chuyển đổi số, phát triển hạ tầng công nghệ nhưng việc chuyển sang học trực tuyến cũng còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế có 1.867.000 học sinh chứ không phải là 1,5 triệu học sinh không có thiết bị để học trực tuyến. Có gia đình 2-3 anh chị em mới có một điện thoại để học”, Bộ trưởng Sơn nêu thực tế và cho rằng đây là việc bất đắc dĩ phải làm để ứng phó với dịch. Ông cũng mong lãnh đạo các địa phương quan tâm đến các em không có thiết bị học và cho rằng trước khi quan tâm đến chất lượng, chúng ta cần quan tâm đến các học sinh không có thiết bị trong tay, đang dần dần bỏ học.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT, điều đáng mừng là ở những địa phương khó khăn, trong đó có các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, các vùng địa hình chia cắt, rừng núi khó khăn bậc nhất thời gian qua, học sinh được học trực tiếp. Việc đánh giá hiệu quả dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT đã, đang theo dõi các đơn vị thường xuyên và cũng hỗ trợ thiết bị học tập. Việc học trực tuyến đặt ra nhiều thách thức và chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng việc dạy và học. Vì thế khi học sinh quay trở lại học, cần dần dần lấy lại tinh thần, nề nếp học cho các em, có giải pháp củng cố kiến thức, giáo viên sẽ phải đánh giá, phân nhóm trình độ học sinh để có các bài giảng phù hợp, hỗ trợ các em bị chênh lệch về kiến thức sau một thời gian dài phải học trực tuyến.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với “Tư lệnh” ngành GD&ĐT

Xem việc học trực tuyến như một phần của chuyển đổi số quốc gia

Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) và nhiều đại biểu khác về giải pháp ứng phó của ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết cần phải có giải pháp tổng thể. Đó là việc phải xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nền tảng công nghệ đầy đủ: “Chúng ta cũng phải xem việc học trực tuyến như một phần của chuyển đổi số quốc gia chứ không chỉ là ứng phó với dịch bệnh. Tiếp đến là các giáo viên, học sinh phải nâng cao kỹ năng khi học trực tuyến…”.

Bộ trưởng Sơn cũng cho biết, qua đại dịch, ngành Giáo dục đã nhìn ra nhiều điều, trong đó đáng mừng nhất là nhìn ra được sức mạnh, niềm tin được củng cố từ sự nhiệt thành, tận tụy, hy sinh của đội ngũ hơn 1 triệu giáo viên, của các cán bộ quản lý. Trong gian khó của dạy học trực tuyến, của ứng phó với dịch bệnh nhưng các thầy, cô không kêu ca, phàn nàn mà lại có nhiều sáng tạo nhằm đưa tri thức tới học sinh trong bối cảnh chưa từng có. Trong phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời nhóm vấn đề về việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19. Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh.

Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt làvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh.

 Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhắc đến việc tiêm vắc xin cho học sinh lứa tuổi từ 12 trở xuống nhưng đây là câu chuyện vẫn còn ở phía trước. Khi đưa học sinh trở lại trường cần có thêm các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của hai Bộ. Các đơn vị tùy theo tính chất, mức độ để xem xét tình hình để đưa học sinh quay trở lại trường trên tinh thần là căn cứ vào thực tiễn nhưng cần cương quyết và mạnh mẽ xử lý vấn đề này.

(Bộ trưởng NGUYỄN KIM SƠN)

 

 Cũng trong chiều qua 11.11, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc hội trong kỳ họp tới. “Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng của đất nước, tác động tới toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi kết hợp thực tiễn trong nước và ngoài nước, phù hợp với mục tiêu phát triển, khả năng của đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh và mong nhận được ý kiến, đề xuất đóng góp tâm huyết, sâu sắc để tiếp tục hoàn thiện chương trình, trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Sáng nay 12.11, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề này trước khi chuyển sang các nội dung quan trọng khác. Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc vào ngày 13.11.

THU SÂM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top