Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Mặt trái của cạnh tranh trong giới giải trí Trung Quốc

Thứ Sáu 24/12/2021 | 10:08 GMT+7

VHO- Chỉ cần trả tiền là một bộ phim chưa chiếu đã bị tẩy chay, một ca sĩ ngoại tình bỗng thành thần tượng và còn nhiều điều bất ngờ nữa đang diễn ra ở làng giải trí Hoa ngữ.

Vic liên tc b phn hi tiêu cc trên th trưng còn khiến Đch L Nhit Ba tht nghip sut 8 tháng trong năm 2019

 Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), vừa vạch trần chiêu trò định hướng và kiểm soát truyền thông của lực lượng những người chuyên bình phẩm tốt xấu trên mạng xã hội xuất hiện ở xứ tỉ dân từ năm 2010. Họ hoạt động dưới danh nghĩa cá nhân hoặc tổ chức, được trả tiền để phát tán thông tin gây ảnh hưởng tới đối tượng do người thuê nhắm đến. Theo CCTV, vài năm trở lại đây, cùng sự phát triển của văn hóa thần tượng, nhóm người này trở thành lực lượng chính trong bài toán truyền thông ở ngành giải trí với mục đích bôi nhọ nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí là đời tư của người nổi tiếng và còn có tên gọi là “thuỷ quân”, đã gây ra hiện tượng tiêu cực đối với ngành giải trí Trung Quốc.

Điển hình là trang đánh giá phim Douban, được ví như IMDb của showbiz Hoa ngữ, trở thành trận địa khẩu chiến giữa nhiều hội nhóm người hâm mộ, nơi xâu xé nhau giữa các thế lực khi nghệ sĩ trong giới có dự án mới ra mắt hoặc vướng tai tiếng bằng những bình luận hạ bệ vô tội vạ. Việc khán giả Trung Quốc hiện nay có xu hướng tham khảo đánh giá về tác phẩm, thực lực hay nhân phẩm nghệ sĩ trên không gian mạng, biến Douban và nhiều diễn đàn giải trí khác thành “sân khấu trừng phạt” dành cho ngôi sao bị ghét. Đối thủ của các nghệ sĩ Hoa ngữ thường xuyên dùng cách này để làm giảm thị phần, chặn đường thăng tiến đối với những ngôi sao đang cạnh tranh trực tiếp với thần tượng của họ.

Theo QQ, Địch Lệ Nhiệt Ba là ngôi sao từng bị ảnh hưởng nặng nề từ áp lực dư luận do “thủy quân” tạo ra với 30.000 đánh giá tiêu cực trong một đêm. Lợi dụng việc cô gây tranh cãi với giải Thị hậu Kim Ưng, các antifan kết hợp với lực lượng chuyên bình luận xấu đã tràn vào Douban đánh một sao cho tác phẩm Lý Huệ Trân xinh đẹp. Do không chịu nổi sức ép, nhà sản xuất phải gỡ ảnh đại diện phim của mỹ nhân Tân Cương, thay thành ảnh của diễn viên khác.

CCTV cho biết, đa phần đánh giá phim trên nền tảng có nội dung khen chê giống nhau, mang tính sao chép. Điều đáng lưu tâm ở đây là năm qua đã xuất hiện tình trạng phim chưa chiếu, diễn viên chưa lộ mặt, nhưng đã có phản hồi kém tích cực. Tác phẩm Hồ Trường Tân của Ngô Kinh vừa công chiếu được vài phút ngoài rạp, đã có hơn 3.000 bình luận đả kích tác phẩm từ nội dung cho đến diễn xuất, kỹ xảo. Thậm chí, có không ít bình luận kêu gọi khán giả tẩy chay phim với lý do bịa đặt là Hồ Trường Tân phóng đại quy mô sản xuất, cảnh phim được quay dưới phông xanh kém chỉn chu.

Theo điều tra của CCTV, việc chiêu mộ lực lượng “thủy quân” được thực hiện công khai trên các nền tảng Douban, Weibo, Zhihu... Với mức giá từ 1 NDT (0,16 USD) trở lên, bất kỳ ai cũng có thể thuê cho mình một nhóm người giúp đảo lộn trắng đen, kiểm soát dư luận theo ý muốn. Chỉ cần bỏ ra khoảng 4 USD, người có nhu cầu có thể thuê tài khoản thực hiện ba nhiệm vụ là bình luận, vote và chia sẻ bài viết. Nếu muốn có được nhận định từ tài khoản VIP, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, người hâm mộ phải bỏ ra hàng chục nghìn NDT. Để tổ chức chiến dịch “đánh hội đồng” đối thủ, con số cần chi là hàng trăm nghìn NDT với hàng nghìn tài khoản ảo tham gia.

Gõ từ khóa “lưu lượng” trên trang tìm kiếm, theo CCTV có hàng chục kết quả giới thiệu công ty môi giới tạo số liệu ảo bằng phần mềm hoặc cung cấp lực lượng spam trực tuyến theo ngày. Chỉ cần điền thông tin trên app, link bài viết và thanh toán mức phí 11 NDT (1,73 USD), người mua lập tức có hơn 500 tài khoản theo dõi, bài đăng trên trang cá nhân được chia sẻ với tốc độ chóng mặt ra ngoài chỉ trong vài phút.

Hành động “điều khiển và kiểm soát” truyền thông của thế lực đen, làm giả số liệu là vi phạm Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh khi gây rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế lẫn danh tiếng của nhiều cá nhân liên quan. Để ngăn chặn những chiêu trò cạnh tranh xấu xí trong ngành giải trí này trong làng giải trí Trung Quốc, ngày 9.12 theo Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã xóa sổ ứng dụng đánh giá phim Douban. Theo Nhân Dân nhật báo, từ đầu năm 2021 đến nay, Douban đã bị xử lý sai phạm hơn 20 lần, với số tiền phạt cộng dồn là 1,4 triệu USD. 

 ĐÔNG MAI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top