Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông

VHO- Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu năm 2021, hội thi giã bánh giầy, một trong những hoạt động đặc sắc của văn hóa dân tộc Mông đã được tổ chức.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 1

Hội thi giã bánh giầy là hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức trong Ngày Hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 2

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 3

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 4

Hoạt động ý nghĩa này có sự tham gia của đồng bào dân tộc Mông đến từ 11 tỉnh thành: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Đắk Lắk, Thanh Hóa.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 5

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 6

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 7

Bánh dày, theo quan niệm của người Mông, là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 8

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 9

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 10

Nếu như bánh chưng xanh, bánh gù... là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Kinh, người Thái thì bánh giày được xem là “linh hồn” trong ngày tết của người Mông. Ðặc biệt, bánh giày không đơn thuần là món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của các thế hệ người Mông.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 11

Chị Vừ Thị Sùng, người tham gia vào đội thi giã bánh dày của tỉnh Lai Châu nói rằng: Phải xát gạo, ngâm gạo, đồ xôi, giã bánh rồi mới nặn bánh. Cũng phải mất một ngày thì mới làm xong một mẻ bánh. Muốn làm bánh dày ngon, thì trước tiên phải chọn gạo. Gạo ngon là gạo nếp cẩm, hoặc là gạo nếp nương trắng, nhưng hạt gạo phải to đều, khi đồ lên phải thật dẻo. Ngâm gạo trong vòng 1 ngày, lúc đồ thì cũng phải đồ lâu, khoảng 1 tiếng, để cơm chín kỹ.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 12

Bánh dày thì ai cũng thích, cụ già, em nhỏ đều thích cả. Bánh dày để được lâu, khoảng một tháng cũng được. Nó chỉ cứng lại, sau đó đem rán hoặc nướng lên thì rất ngon, rất giòn. Nếu bánh dày có gạo thơm nữa thì càng ngon. Trong bản người Mông, nhà nhà làm bánh dày, cả bản cũng làm bánh dày. Thứ bánh làm từ nếp, giã nhuyễn, nặn hình tròn, sau đó đặt lên những chiếc lá dong xanh, ngoài làm thức ăn thờ úng tổ tiên, người Mông thường làm bánh để mang lên nương, lên rẫy dùng khi đói .

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 13

Ông Lò Văn Hải nghệ nhân làm bánh giày tới từ Yên Bái kể lại: Các cụ cũng không dạy bảo gì đâu nhưng lớn lên là con trai, con gái người Mông đã biết giã bánh dày là phong tục, tập quán của dân tộc mình. 

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 14

Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, dính quyện lấy nhau. Những cuộn xôi được giã mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được các bà, các chị khéo léo vo tròn, nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời.

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 15

Ngày nay dù đời sống người Mông đã phát triển và có sự giao thoa giữa các dân tộc khác, song người Mông vẫn gìn giữ và truyền dạy kỹ năng làm bánh giày cho các thế hệ sau; đó cũng là cách giáo dục, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, góp phần lưu truyền cho thế hệ sau biết trân trọng và gìn giữ nét văn hóa cội nguồn dân tộc mình. 

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 16

Mỗi du khách đều không thể bỏ qua đặc sản bánh dày chấm với mật ong. Đây là một cách thưởng thức mà bất cứ ai cũng khó có thể quên về đặc sản bánh dày của dân tộc Mông. 

Rộn ràng hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông - Anh 17

Ban tổ chức cuộc thi thông tin: Bánh dày không chỉ để thờ cúng tổ tiên, trong ngày lễ tết mà còn là món ăn đãi khách, làm quà cho khách đến thăm nhà. Lên miền núi phía Bắc, du khách không chỉ được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc Mông, Dao mà còn được thưởng thức món bánh dày, đặc sản ẩm thực của người Mông.

VŨ MỪNG 

Ý kiến bạn đọc