Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Hội thảo Khoa học Quốc gia “Hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ: Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu văn hóa”

Thứ Sáu 24/12/2021 | 19:50 GMT+7

VHO- Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: Hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ: "Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu vùng, liên vùng" đã được Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 24.12.2021 tại Hà Nội. 

Hội thảo thu hút sự tham gia của lãnh đạo hai Trường Đại học, các chuyên gia quản lý văn hóa, các nhà khoa học Việt Nam và một số nhà khoa học quốc tế, cùng đông đảo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN khẳng định vai trò, tiềm năng, động lực và xu thế phát triển của hệ thống thương cảng, hoạt động kinh tế, bang giao của Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.

PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phát biểu tại hội thảo

Theo PGS.TS Đào Thanh Trường, việc tổ chức Hội thảo Khoa học Hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ: Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu vùng, liên vùng nhằm hướng đến những nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về các thương cảng vùng Bắc Trung Bộ, khảo cứu chuyên sâu tiềm năng, thế mạnh của từng thương cảng nhằm hướng đến một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về hoạt động, vai trò, vị thế của hệ thống thương cảng miền Trung trong mối liên hệ vùng, liên vùng.

GS.TS Nguyễn Văn Kim, Giám đốc Trung tâm Biển đảo, Trưởng bộ môn Lịch sử toàn cầu, Trường ĐHKHXH&NV trình bày tham luận

 Ban tổ chức đã nhận được hơn 30 bài viết gửi tham dự hội thảo. Trong đó, 10 bài tham luận đã được lựa chọn để trình bày tại hội thảo. Các bài viết, tham luận đều nhìn nhận về hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ: tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu văn hóa, tập trung vào những nội dung chính: Nghiên cứu một cách hệ thống quá trình hình thành, phát triển của hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ qua các thời kỳ lịch sử; Làm rõ các khái niệm, lý thuyết về kinh tế biển; hoạt động và các tuyến giao lưu kinh tế, thương mại khu vực, quốc tế; vị trí của biển - đại dương và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ với sự phát triển của các quốc gia Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam; vai trò đầu mối, chuyển giao của các thương cảng Bắc Trung Bộ; tri thức biển, truyền thống văn hóa biển; cách thức tiếp cận từ biển đảo trong nhìn nhận, phân tích, đánh giá về đặc tính lịch sử, văn hóa Việt Nam; Phân tích tiềm năng tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trung tâm nguyên liệu, sản xuất thủ công, các nguồn hàng sản xuất, khai thác, trao đổi; vai trò, hoạt động, quan hệ của các thương cảng vùng Bắc Trung Bộ với các vùng, không gian kinh tế của Việt Nam, làm rõ những đóng góp của các cộng đồng cư dân, các nền văn hóa biển, cộng đồng thương nhân trong và ngoài nước với miền Trung và các thương cảng của Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, xã hội của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ; đồng thời làm rõ tiềm năng, thế mạnh của không gian văn hóa biển Bắc Trung Bộ; chiều sâu, tính đa dạng, xu thế phát triển không gian văn hóa biển này hiện nay cũng nhưng trong tương lai.

Hội thảo cũng có một số đề xuất, kiến nghị về vai trò của nghiên cứu biển và hải đảo trong việc thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam, đề xuất một số giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa biển.

TS. Trần Đình Hằng, Viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Huế trình bày tham luận trực tuyến tại Hội thảo

Với gần 30 tham luận gửi tới hội thảo và cùng các ý kiến tham góp, trao đổi trực tiếp, hội thảo đã khai thác được nhiều nguồn tư liệu mới, trong đó có những nguồn tư liệu về khảo cổ học, văn hóa học, điều tra nhân học... để tiếp tục làm sáng tỏ truyền thống biển Việt Nam và những mối liên hệ vùng, liên vùng rộng lớn của các thương cảng, trung tâm kinh tế Bắc Trung Bộ với các thị trường, nguồn cung cấp hàng hóa, các vùng nguyên liệu từ các châu thổ miền Trung, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và của các quốc gia Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới.  Trên cơ sở đó, Hội thảo đã đưa ra một số đề xuất, giải pháp để xây dựng Hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ.

CHIỀU PHỤNG

 

 

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top