Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Chuyện về người lãng du khắp địa cầu

Thứ Sáu 31/12/2021 | 09:35 GMT+7

VHO-  Vừa mới đây, thông tin GS.TS Trần Quang Hải qua đời khiến giới văn nghệ sĩ và công chúng bàng hoàng, thương tiếc. Tuy nhiên, trong sáng qua 29.12, thông tin này đã được đính chính từ một người thân thiết với gia đình ông tại Pháp cho biết: GS bị đau tim nặng, nhưng may mắn “qua được”.

Theo gót cha là GS Trần Văn Khê, GS.TS Trần Quang Hải đã dành cả cuộc đời nghiên cứu và truyền bá dân tộc nhạc học khắp nơi trên thế giới

 Nhắc đến GS.TS Trần Quang Hải, có lẽ công chúng yêu âm nhạc dân tộc đều dành cho ông một sự trân quý và tự hào đặc biệt về tài năng cũng như những cống hiến của ông cho nền nghệ thuật nước nhà. Đặc biệt, ông chính là người đã tham gia xây dựng những hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh như Ca trù, Quan họ, Hát xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, giặm…

GS.TS Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại TP.HCM, ông là con trai trưởng của GS Trần Văn Khê. Năm 1978, ông kết hôn cùng nữ danh ca Bạch Yến tại Paris (Pháp). Xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và bản thân ông là nhạc sĩ đời thứ năm, Trần Quang Hải là nhà Dân tộc nhạc học chuyên về nhạc Việt, Á Châu và hát đồng song thanh từ năm 1968… Là cựu học sinh Trường trung học Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM), sau khi tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn với bộ môn vĩ cầm, năm 1961 ông sang Pháp và học nhạc tại Trường Đại học Sorbonne và Dân tộc nhạc học ở Trường Cao đẳng Khoa học xã hội. Trong quãng thời gian này, GS.TS Trần Quang Hải đã trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia; tham gia 130 Đại hội Liên hoan quốc tế nhạc truyền thống; giảng dạy tại hơn 120 trường đại học; sáng tác hơn 400 nhạc phẩm các loại bằng tiếng Việt, Pháp, Anh và nhạc cho đàn tranh, đàn bầu, muỗng, đàn môi và hát đồng song thanh... Ngoài ra, ông còn tham gia viết nhạc cho nhiều bộ phim. Ông đã thực hiện 23 đĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết 3 quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu thế giới.

Với tư cách nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học, GS.TS Trần Quang Hải viết nhiều bài cho các tập san nghiên cứu nhạc học của UNESCO, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Nhật Bản. Ông tham gia giảng dạy, thuyết trình ở nhiều trường đại học, viện bảo tàng và trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Ông đã sáng tạo một số kỹ thuật mới cho muỗng được thấy ở Việt Nam vào cuối thập niên 40 của thế kỷ XX. Ngoài ra, ông còn khám phá kỹ thuật hát đồng song thanh từ năm 1968 và hiện là chuyên gia nghiên cứu về dân tộc nhạc học, âm thanh học, nhạc đương đại... GS.TS Trần Quang Hải đã giành hàng loạt giải thưởng về âm nhạc của các quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nga, Áo… cho quá trình nghiên cứu cũng như thực hành của mình.

 GS.TS Trần Quang Hải trình diễn đàn môi

“Con đường nghiên cứu của tôi hướng về sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền, pha trộn tùy hứng, jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ”, GS.TS Trần Quang Hải tâm sự. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng. Năm 2012, ông được xác lập kỷ lục là người trình diễn đàn môi tại nhiều quốc gia nhất thế giới.

GS.TS Trần Quang Hải bị bệnh ung thư máu từ năm 2019. Tháng 5.2019, ông được đưa vào Bệnh viện Villeneuve St. Georges (Pháp) cấp cứu vì độ đường trong máu giảm thấp. Khi đó, bác sĩ phát hiện ông còn bị viêm phổi và suy thận, cùng bệnh lý nền ung thư máu, tiểu đường mãn tính đã đe dọa tính mạng của ông. Tuy nhiên, ông vẫn giữ tinh thần lạc quan, kiên cường chống chọi với bệnh tật và đặc biệt luôn miệt mài với công tác nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới… Trên Facebook cá nhân của mình, GS thường xuyên cập nhật tình hình, chia sẻ về các hoạt động chuyên môn cũng như cuộc sống đời thường. Cách đây ít ngày, GS vẫn đăng các video ngắn biểu diễn phục vụ công chúng nhân dịp Giáng sinh. Ông cũng xuất hiện trong đoạn clip chia sẻ niềm hạnh phúc khi Quỹ học bổng Trần Văn Khê sớm được trao tặng vào năm 2022.

GS.TS Trần Quang Hải, một nhân tài âm nhạc quốc tế, một nghệ sĩ du mục bôn ba khắp địa cầu, mỗi nơi dừng chân ông đều tâm huyết ươm trồng, chăm bón để những hạt mầm văn hóa - nghệ thuật dân tộc nước nhà sinh sôi phát triển. 

 GS.TS Trần Quang Hải chính là người đã tham gia xây dựng những hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh như Ca trù, Quan họ, Hát xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, giặm… Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng. Năm 2012, ông được xác lập kỷ lục là người trình diễn đàn môi tại nhiều quốc gia nhất thế giới.

 

TÙNG THƯ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top