Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Đi tìm hình tượng La Hầu trong văn hóa và kiến trúc Việt Nam

Thứ Hai 11/04/2022 | 16:13 GMT+7

VHO- Tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu- Quốc Tử Giám vừa diễn ra tọa đàm thú vị mang tên La Hầu và hình tượng La Hầu trong văn hóa và kiến trúc Việt Nam, do Dự án Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám tổ chức. Sự kiện đồng thời được phát sóng trực tiếp trên fanpage Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám, với sự tham dự của Giảng viên, Nhà nghiên cứu nghệ thuật, TS. Trần Hậu Yên Thế, tác giả cuốn sách Đi tìm khuôn mặt La Hầu.

Tọa đàm có sự tham dự của TS. Trần Hậu Yên Thế, tác giả cuốn sách Đi tìm khuôn mặt La Hầu

La Hầu là gương mặt hung dữ bậc nhất trong các khuôn mặt ác quỷ ở đình chùa, đền miếu của người Việt. Khuôn mặt ấy vẫn thường được gọi là hổ phù, là long hàm thọ.

Tìm hiểu sâu về góc độ văn hóa, theo PGS. TS Đinh Hồng Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), hình tượng La Hầu trong tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều từ hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa.

Có thể nói, hình tượng La Hầu là sự đan xen của hai hệ thống thẩm mỹ Trung Hoa và Ấn Độ, góp phần khẳng định nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn nói riêng, đồng thời mang những giá trị đặc biệt, thể hiện cốt cách và tâm hồn của dân tộc.

Dân gian Việt Nam từ xa xưa đã truyền tụng những câu chuyện về một thế giới tâm linh u hiển. Không chỉ những thần tích của “Tứ bất tử”, mà những tinh linh, hình tướng ma quỷ cũng trở nên một tín ngưỡng phổ biến. Gương mặt La Hầu, hay còn được gọi là Hổ phù, là một trong những hình ảnh dữ tợn nhất trong số đó. Tuy thế, hình ảnh này lại được phổ biến trên hầu hết các không gian tín ngưỡng từ đình, đền, miếu, cho đến các đồ lễ khí như ngai kiệu, hương án, sập đá bia đá…

So với hệ thống thần linh và các con vật linh của người Việt, đồ án La Hầu hình thành tương đối muộn, manh nha từ thời Lê Trung Hưng và phát triển mạnh vào thời Nguyễn. Có thể nói, hình tượng La Hầu là sự đan xen của hai hệ thống thẩm mỹ Trung Hoa và Ấn Độ, góp phần khẳng định nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn nói riêng mang những giá trị đặc biệt, thể hiện cốt cách và tâm hồn của dân tộc.

Buổi Tọa đàm mang đến cho khán giả cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển của La Hầu trong văn hoá tín ngưỡng và nghệ thuật cổ thế giới, cũng như trong văn hoá và kiến trúc cổ Việt Nam. Tín ngưỡng đi vào đời sống là một quy luật tất yếu trong lịch sử Việt Nam, vậy hình tướng La Hầu đã được truyền bá trong đời sống dân gian như thế nào, và liệu nó còn giữ nguyên sức sống trong đời sống văn hoá hiện đại?

Các đại biểu tham dự tọa đàm

Tái nhận thức truyền thống và sáng tạo truyền thống đặc biệt quan trọng với các vùng văn hóa thuộc thế giới thứ ba. Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử đặc biệt với những xung đột các hệ giá trị. Chính vì truyền thống mà chúng ta đang có đã trở nên rất đa dạng, thì việc tìm hiểu cặn kẽ những giá trị tinh hoa của chúng là vô cùng cần thiết. Với nguyên lý tinh hoa truyền thống không tự nhiên sinh ra và mất đi, nó chỉ tồn tại dưới dạng này hoặc dạng khác, thì nhiệm vụ tìm hiểu những ứng biến, phát sinh của tinh hoa truyền thống là một công việc lâu dài, cần thực hiện một cách bài bản, có hệ thống.

BẢO PHƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top