Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Khám phá cây cầu thép in 3D đầu tiên thế giới

Thứ Sáu 02/09/2022 | 15:19 GMT+7

VHO- Trong khi Venice (Italia) là quê hương của cây cầu bê tông in 3D đầu tiên nguyên liệu hoàn toàn bằng cốt thép hoặc vữa, thì thành phố Amsterdam (Hà Lan) có những kênh đào tương tự, không thua kém, vừa khánh thành cây cầu đi bộ bằng thép in 3D đầu tiên trên thế giới.

 Trong hai năm đầu hoạt động, cầu thông minh MX3D sẽ đóng vai trò như một “phòng thí nghiệm sống”

 Dự án được chờ đợi từ lâu, được công bố lần đầu tiên vào năm 2015, nằm trên kênh Oudezijds Achterburgwal ở Khu đèn đỏ của thành phố. Buổi lễ khánh thành có sự tham dự của Nữ hoàng Hà Lan Máxima, người đeo dải băng do robot cung cấp.

“Phòng thí nghiệm sống”

Trải dài gần 40 feet (12m), băng qua kênh đào, cấu trúc thép không gỉ nặng 6 tấn uốn lượn được xây dựng bởi công ty công nghệ in kim loại 3D MX3D có trụ sở tại Amsterdam, sử dụng quy trình sản xuất phụ gia hồ quang dây kết hợp giữa công nghệ robot tiên tiến với công nghệ hàn. Với sự hỗ trợ của 4 robot, toàn bộ quá trình in chỉ mất sáu tháng. Cây cầu được thiết kế bởi Joris Laarman Lab, điều hành bởi kỹ sư Arup, được công bố lần đầu tiên vào tháng 10.2018 trong Tuần lễ Thiết kế Hà Lan. Sau đó, có các cuộc kiểm tra tải trọng, loạt cuối cùng được thực hiện vào mùa thu năm 2019. Tuy nhiên, công việc chuẩn bị hiện trường lắp đặt cây cầu đã bị trì hoãn trước khánh thành một tuần do một số vấn đề.

Theo báo cáo của Associated Press, Cầu thông minh MX3D với cấu trúc thép không gỉ, sẽ song hành cùng cây cầu đi bộ bắc qua kênh đang được cải tạo. Trong hai năm đầu hoạt động, Cầu thông minh MX3D sẽ đóng vai trò như một “phòng thí nghiệm sống”, cho phép các nhà nghiên cứu từ Chương trình Kỹ thuật Trung tâm Dữ liệu của Viện Alan Turing, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Hoàng gia London và Đại học Cambridge giám sát và phân tích hiệu suất bằng thiết bị cảm biến.

Cầu thông minh MX3D sẽ song hành cùng cây cầu đi bộ bắc qua kênh đang được cải tạo

“Một kết cấu kim loại in 3D đủ lớn và chắc chắn để xử lý vấn đề giao thông cho người đi bộ chưa từng được xây dựng trước đây”, Giáo sư Leroy Gardner thuộc Khoa Kỹ thuật Dân dụng và Môi trường của Đại học Imperial cho biết: “Chúng tôi đã thử nghiệm và mô phỏng cấu trúc cũng như các thành phần của cầu trong suốt quá trình in và sau khi hoàn thành, thật tuyệt khi thấy nó cuối cùng cũng được để công chúng quan sát”.

Dữ liệu thu thập được sẽ cho phép các nhà nghiên cứu và kỹ sư đo lường “sức khỏe” của cây cầu trong thời gian thực, theo dõi sự thay đổi của cầu qua tuổi thọ và hiểu cách công chúng tương tác với cơ sở hạ tầng in 3D.

Mang lại cơ hội cho ngành xây dựng

“In 3D mang lại cơ hội to lớn cho ngành xây dựng, cho phép tự do hơn nhiều về đặc tính và hình dạng vật liệu,” Gardner nói thêm. Tim Geurtjens, giám đốc công nghệ của MX3D nói với AP rằng, thành công của dự án có ý nghĩa thú vị đối với tương lai của ngành kiến trúc.

“Nếu bạn muốn có một cây cầu thực sự cao hoặc cây cầu thực sự thẩm mỹ, đột nhiên đây trở thành một lựa chọn tốt. Thi công không chỉ rẻ hơn và hiệu quả hơn, mà còn cung cấp cho các kiến trúc sư và nhà thiết kế một công cụ mới rất thú vị, trong đó họ có thể suy nghĩ lại về thiết kế kiến trúc và thiết kế của họ. Dữ liệu từ các cảm biến sẽ được đưa vào “bản sao kỹ thuật số” của cây cầu - một phiên bản được vi tính hóa sẽ mô phỏng từ cây cầu vật lý với độ chính xác ngày càng tăng trong thời gian thực khi dữ liệu cảm biến được đưa vào. Hiệu suất và hoạt động của cây cầu vật lý sẽ được kiểm tra, điều này sẽ giúp trả lời các câu hỏi về độ bền lâu dài của in 3D cũng như việc sử dụng nó trong bối cảnh thế giới thực và các dự án xây dựng trong tương lai”, Tim Geurtjens cho hay.

Trong khi các nhà nghiên cứu chú tâm đánh giá hiệu suất của kết cấu thép in 3D đầu tiên, các quan chức thành phố sẽ chú ý đến khách du lịch đổ đến khu vực lân cận, nơi gần khu đèn đỏ nổi tiếng nhất thế giới. “Nơi đây có thể thu hút những vị khách mới, những người quan tâm đến kiến trúc và thiết kế hơn, điều này sẽ giúp thay đổi về cách nhìn nhận ở khu vực lân cận về những thứ bạn muốn đến nhưng hãy đến thăm một cách trân trọng hơn so với trước đây”, Micha Mos, một ủy viên hội đồng của thành phố Amsterdam nói với AP.

Ngoài việc phục vụ một chức năng thiết yếu, tức là phương tiện để băng qua kênh, cây cầu còn là một phòng thí nghiệm sống, với các cảm biến ẩn thu thập dữ liệu thời gian thực về hiệu suất của cầu vượt. Mỗi khi ai đó đi bộ, chạy hoặc đạp xe qua cầu, các cảm biến sẽ tạo ra dữ liệu mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London (Anh) sẽ sử dụng để theo dõi kết cấu và “sức khỏe” của cây cầu. Các cảm biến sẽ đo sức căng, độ dịch chuyển, độ rung, chất lượng không khí và nhiệt độ. 

 NGUYỄN HƯNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top