Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Biến di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê thành "ruộng mía": Ai chịu trách nhiệm?

Thứ Hai 12/09/2022 | 11:21 GMT+7

VHO- Mặc dù Trại an trí Trà Kê đã được UBND tỉnh Phú Yên xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh tại thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa từ năm 2011, nhưng nhiều năm nay, khu di tích này gần như bị lãng quên dẫn đến hoang phế, điêu tàn.

 Chưa có sự quan tâm, di tích Trại an trí Trà Kê bị hộ dân lấn chiếm, giờ biến thành ruộng mía

Hiện di tích bị bao bọc trong khu vườn mía do một hộ dân canh tác và tự ý đưa máy múc vào đào bới, san phẳng. Trước tình trạng di tích bị xâm hại nghiêm trọng câu hỏi đặt ra là, ai sẽ chị trách nhiệm?

Di tích biến thành “ruộng mía”

Theo hồ sơ di tích, năm 1949 Trại an trí Trà Kê được thực dân Pháp chọn xây dựng nhưng thực chất là nhà tù để giam, cưỡng bức những nhà cách mạng yêu nước. Chỉ tồn tại trong 5 năm (từ 1940-1945), Trại an trí Trà Kê đã giam cầm hàng trăm chiến sĩ cách mạng hoạt động trong Phong trào dân chủ 1930-1939 mà thực dân Pháp không có chứng cứ để buộc tội, bỏ tù; hoặc đối với những người tuy đã mãn hạn tù nhưng chúng cho là nguy hiểm nên không trả về quê quán.

Sau sự kiện đảo chính ngày 9.3.1945, Nhật tuyên bố xóa bỏ quyền cai trị của Pháp. Nhân cơ hội đó các đồng chí trong trại đã tự tổ chức giải thoát, rời bỏ trại. Riêng đồng chí Đặng Sĩ Đối ở lại Sơn Hòa xây dựng cơ sở cách mạng, thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện ở Tân Vinh (Sơn Hội) gồm 3 đồng chí: Đặng Sĩ Đối, Nguyễn Bình, Võ Châu. Sau đó, các đồng chí tiếp tục phát triển các cơ sở cách mạng ở Củng Sơn, Thạnh Hội và bắt liên lạc với Mặt trận Việt Minh tỉnh Phú Yên. Trong cách mạng tháng 8.1945, lực lượng khởi nghĩa ở địa phương đã phá bỏ trại giam và đồn Pháp ở Trà Kê. Thế nhưng, đến nay di tích lịch sử cấp tỉnh Trại an trí Trà Kê chỉ còn là đống đổ nát, chân móng, tường vách không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại hai trụ cổng vươn cao bị bao phủ bởi cây cối. Đáng nói hơn, khu di tích này hiện đang nằm trong vườn mía do ông Trần Hoài Nam (trú tại xã Sơn Hội) canh tác. Theo người dân phản ánh, ông Nam dùng phương tiện cơ giới đào bới, san phẳng một công trình thuộc khu vực bảo vệ của di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh Trại an trí Trà Kê.

Thiếu kinh phí để tu bổ, di tích bị cây cối bao quanh

Tổ liên ngành ghi nhận di tích bị xâm hại

Theo biên bản kiểm tra hiện trạng tại di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê của UBND xã Sơn Hội vào ngày 5.5.2022, Tổ kiểm tra cũng đã xác thực thông tin phản ánh của người dân về việc hộ gia đình ông Trần Hoài Nam là người đang trực tiếp canh tác nông nghiệp trên đất thuộc di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê, tự ý dùng máy múc cơ giới (máy xúc đất) dọn dẹp cải tạo đất sản xuất trên khu vực đất di tích là đúng thực tế.

Qua kiểm tra xác định có một công trình phía bên phải hướng nhìn từ cổng chính đã bị hộ gia đình ông Trần Hoài Nam dùng máy cơ giới đào bới, san lấp hoàn toàn và dồn thành đống lớn bên cạnh công trình. Đồng thời, Tổ kiểm tra kiến nghị UBND xã cần xem xét làm rõ hành vi vi phạm Luật Di sản văn hóa, vi phạm quy định tại Điều 20, Nghị định số 38/2021 ngày 29.3.2021 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trong khi đó, ông Trần Ngọc Tây, Chủ tịch UBND xã Sơn Hội cho rằng: Ông Trần Hoài Nam chỉ đưa máy múc vào san gạt và dồn đống lớn lớp đất, đá vụn xung quanh nhằm cải tạo đất phục vụ việc canh tác, chứ không tác động phá hủy di tích. Bởi, ông Trần Hoài Nam đã canh tác trên khu vực đất Trại an trí Trà Kê trước khi khu vực này được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là di tích cấp tỉnh vào năm 2011. Di tích lịch sử này vốn chỉ còn trụ cổng và nền móng cũ không được trùng tu qua nhiều năm.

Cho dù ông Trần Hoài Nam được canh tác trước thì sau khi Trại an trí Trà Kê được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, cá nhân hay tổ chức nào cũng không được có hành vi xâm lấn, xâm hại hay canh tác trên đất có di tích lịch sử? Ông Tây giải thích thêm: “Diện tích đất di tích khoảng 1,3 ha, nhưng vì lâu nay di tích có hiện trạng như vậy nên vẫn tạo điều kiện cho ông Trần Hoài Nam canh tác trồng mía trong đất di tích. Khi nào Nhà nước yêu cầu thu hồi diện tích đất để tôn tạo di tích thì ông Nam sẽ trả lại đất cho khu vực di tích và hiện khu đất này đang được UBND xã quản lý.

Ông Tô Phương Bắc, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết, “chưa thấy UBND xã Sơn Hội báo cáo, mà chỉ nghe Phòng VHTT báo cáo vụ việc. UBND huyện giao cho Phòng VHTT phối hợp với UBND xã đi kiểm tra, xác định lại mốc giới khu di tích và yêu cầu hộ ông Trần Hoài Nam dừng hoạt động canh tác sản xuất trên đất khu di tích, đồng thời dựng rào bao quanh bảo vệ di tích lịch sử cấp tỉnh Trại an trí Trà Kê”. 

 THẾ HỮU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top