Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở: Chuyển biến trong nhận thức cộng đồng

Thứ Sáu 23/09/2022 | 10:44 GMT+7

VHO- Thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của ngành VHTTDL về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác cán bộ, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng kế hoạch, nội dung triển khai và đạt hiệu quả thiết thực. Nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng xây dựng môi trường văn hóa cơ sở ngày càng được nâng cao.

 Lễ hội Thành Tuyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã khẳng định thương hiệu và sức lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa

 Những giá trị văn hóa tích cực thẩm thấu, lan tỏa, mang lại môi trường sống tốt đẹp cho người dân và theo chiều ngược lại, môi trường văn hóa lành mạnh tạo nền tảng phát triển văn hóa một cách bền vững.

Nhân rộng những giá trị tích cực

Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trên địa bàn, vì mục tiêu phát triển bền vững là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt được triển khai trên quê hương cách mạng Tuyên Quang trong nhiều năm qua. Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác phát triển VHTTDL trên địa bàn luôn được chú trọng; đặc biệt là việc đưa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa vào các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Kế hoạch, Đề án về phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Bên cạnh đó, việc chú trọng xây dựng môi trường văn hóa cơ sở còn được thể hiện thông qua việc quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; xây dựng con người Tuyên Quang phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học và truyền thống quê hương cách mạng; chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị, trong từng thôn bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình.

Hệ thống thiết chế văn hóa trọng điểm cấp tỉnh được đầu tư, nâng cấp như: Bảo tàng; Trung tâm Hội nghị; Đoàn Nghệ thuật Dân tộc; Trung tâm Văn hóa Thanh thiếu nhi; Thư viện; Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng; Quảng trường Nguyễn Tất Thành; Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”... Huy động các nguồn lực xây dựng nhà văn hóa, đến nay toàn tỉnh có 134/138 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn; 1.641/1.733 nhà văn hóa thôn, bản, tổdân phố.

Tuyên Quang cũng tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào TDĐKXDĐSVH và công tác gia đình. Toàn tỉnh duy trì hoạt động của 10 mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình, với 35 câu lạc bộ, 25 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam” tại 10 tổ dân phố thuộc thành phố Tuyên Quang.

Đặc biệt, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trên quê hương cách mạng. Toàn tỉnh có 658 di tích, trong đó có 3 Khu di tích quốc gia đặc biệt,182 di tích quốc gia, 259 di tích cấp tỉnh. Là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, Tuyên Quang luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc...

Từ chủ trương, Nghị quyết, những quan điểm về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững đã tác động tích cực và tạo chuyển biến trong nhận thức cộng đồng. Những giá trị di sản độc đáo như thực hành Then, 12 di sản được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tạo sức lan tỏa rộng khắp, nhân lên niềm tự hào để người dân cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Nhiều lễ hội được phục dựng và tổ chức thường niên, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự, tiêu biểu như Lễ hội Thành Tuyên đến nay đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc riêng có của Tuyên Quang. Năm 2022, tỉnh tiến hành phục dựng Lễ hội đình Động Sơn, gắn với xây dựng Làng văn hóa dân tộc Cao Lan (xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn). Các CLB bảo tồn di sản văn hóa được duy trì và phát triển, hiện toàn tỉnh có 70 CLB hát Then - đàn Tính (dân tộc Tày); 30 CLB hát Sình ca (dân tộc Cao Lan); 15 CLB hát Páo dung (dân tộc Dao); 5 CLB hát Soọng cô (dân tộc Sán Dìu)…

 Hà Giang chú trọng xây dựng đời sống văn minh trên nền tảng văn hóa truyền thống

Diện mạo mới văn minh, lành mạnh

Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, diện mạo đời sống văn hóa mới đã được hình thành, hiện hữu trên nhiều vùng đất. Nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Tại Hà Giang, trong nhiều năm, nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào các dân tộc, song hành với thực hiện xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu được đặc biệt quan tâm. Tháng 5.2022, Tỉnh ủy Hà Giang ban hành Nghị quyết về nội dung này. Các mục tiêu cụ thể được nêu rõ, theo đó, đến hết năm 2022, đảm bảo 100% cán bộ, đảng viên đang công tác trong các cơ quan Nhà nước gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động người thân trong gia đình thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 75% các hộ gia đình trong toàn tỉnh nhận thức được tác hại, hệ lụy của các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu; sự cần thiết và tích cực tham gia bài trừ. Phấn đấu đến năm 2030, các địa phương cơ bản thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu đang còn tồn tại trong đồng bào các dân tộc thiểu số và thực hiện tốt các nội dung xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới.

“Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc và phát huy thuần phong mỹ tục, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm, chống thương mại hóa, vụ lợi; không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây ô nhiễm môi trường. Triển khai các chính sách an sinh xã hội gắn với việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy các tiềm năng, giá trị di sản văn hóa, hình thành một số không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác cải tạo, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”, Nghị quyết số 27- NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Giang cho biết.

Theo Giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang Nguyễn Hồng Hải, đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn. “Nếu mỗi gia đình, mỗi người dân không nâng cao nhận thức, thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh thì câu chuyện đói nghèo sẽ quẩn quanh mãi. Những hủ tục như đám ma kéo vài ngày, mổ nhiều bò, lợn khiến người dân đã nghèo lại phải gánh nợ từ đời nọ sang đời khác không thể trả hết. Vì thế, Nghị quyết về xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh được cấp ủy chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và người dân trên địa bàn rất đồng tình ủng hộ. Hiện nay, Hà Giang đang triển khai quyết liệt nội dung này. Khi đạt được hiệu quả không những sẽ xóa bỏ được hủ tục, đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu, mà còn góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng đời sống, môi trường văn hóa cơ sở phục vụ cộng đồng...”, ông Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh. 

MINH NGỌC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top