Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Hàng chục ngôi đình cổ ở Thanh Hóa bị xuống cấp nghiêm trọng: Cần giải pháp dài hơi

Thứ Sáu 23/09/2022 | 10:20 GMT+7

VHO- Theo Sở VHTTDL Thanh Hóa, hiện nay, vấn đề khó khăn nhất trong công tác bảo quản, tu bổ di tích nói chung và đình làng nói riêng là nguồn lực. Với số lượng di tích xuống cấp lớn nhưng nguồn kinh phí hằng năm của tỉnh về tu bổ, chống xuống cấp di tích chỉ có tính chất hỗ trợ.


 Đình Đông Môn (huyện Vĩnh Lộc) có niên đại gần 400 năm tuổi, xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nhưng chưa có nguồn kinh phí tu bổ

Những năm gần đây, công tác xã hội hóa trong tu bổ, tôn tạo di tích của tỉnh Thanh Hóa được quan tâm thực hiện. Việc xã hội hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức như đóng góp bằng tiền, hiện vật, vật tư và công sức. Song, thực chất công tác xã hội hóa chỉ tập trung vào một số di tích trọng điểm, việc định hướng huy động xã hội hóa trong tu bổ di tích đình làng chưa được quan tâm triển khai nên còn gặp nhiều khó khăn. Sở VHTTDL Thanh Hóa cho biết, tổng kinh phí xã hội hóa cho bảo tồn, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh trong 5 năm gần đây ước huy động được hơn 781 tỉ đồng.

Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa nói: “Tùy tình hình của mỗi di tích mà có chính sách huy động nguồn vốn phù hợp. Trong đó, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhưng cần cẩn trọng trong quá trình thực hiện để tránh phá vỡ kiến trúc công trình”. Cũng theo ông Hồng, thời gian tới, ngoài tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích, Sở sẽ rà soát những di tích đình làng có đủ điều kiện để kết nối tour du lịch với các di tích trọng điểm của tỉnh như: Di sản thế giới Thành nhà Hồ, Khu Di tích Lam Kinh, đền Bà Triệu,… Đồng thời, báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương xây dựng đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với đình làng, nhằm kêu gọi, huy động từ các nguồn lực xã hội hóa tăng nguồn tài chính trong công tác bảo vệ di tích đình làng...

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy đối với di tích là đình thường thờ Thành hoàng của một làng nên chỉ có thể vận động được trong phạm vi hẹp, thậm chí không thu hút được sự quan tâm đầu tư qua công tác xã hội hóa như các di tích tâm linh (chùa, đền, nghè…). Trước những khó khăn đang tồn tại, các huyện và Sở VHTTDL xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực, đề xuất cơ chế đặc thù cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích nói chung và đình làng của xứ Thanh nói riêng. Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết, Vĩnh Lộc là địa phương có số lượng di tích lớn nhưng có tới 31 di tích đang trong tình trạng xuống cấp, trong đó 4 ngôi đình cổ cần được chống xuống cấp khẩn cấp nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp, dù đã rất cố gắng nhưng chính quyền địa phương chỉ có thể bảo tồn bằng cách chằng chống, đặt biển cảnh báo nguy hiểm chứ chưa tu bổ được các hạng mục chính của đình. Mặt khác, trong những năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc huy động xã hội hóa phục vụ cho việc trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn. Điển hình là đình Đông Môn có niên đại gần 400 năm tuổi đã xuống cấp nhiều năm nay nhưng không thể trùng tu, tôn tạo được cũng là do địa phương chưa có nguồn kinh phí. Bởi vậy, huyện rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ cấp trên và cơ chế đặc thù cho phép huyện và những địa phương nhiều di tích như Vĩnh Lộc trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích.

Để phục vụ cho các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa cho biết thêm, Sở sẽ tiếp tục đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tăng nguồn vốn đầu tư công và nguồn tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa. Đồng thời, đề nghị Trung ương duy trì Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trong đó có cơ chế đặc thù ưu tiên Thanh Hóa với vai trò là địa phương có số lượng di tích lớn, bố trí, phân bổ kinh phí hàng năm thực hiện tu bổ di tích. Cũng theo ông Hồng, ngoài việc tăng cường giám sát, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về di sản văn hóa cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di tích, gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng, các địa phương nơi có nhiều đình làng có giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: Huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa…, cũng phải có phương án tổ chức nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về đình làng để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền có giải pháp tu bổ kịp thời.

Đồng thời, tập trung nâng cao kiến thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã , người trực tiếp trông coi đình làng, nhân công tham gia vào các dự án, các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích. Với việc thực hiện các giải pháp trọng tâm này, cùng sự vào cuộc của các cấp, các ngành, việc bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa các di tích đình làng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. 

 NGUYỄN LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top