Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Lự, gắn với phát triển du lịch

Thứ Ba 18/10/2022 | 10:02 GMT+7

VHO- Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người, năm 2022.

Theo đó, giao Vụ Văn hóa dân tộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức hôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người, nhằm thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.  Đồng thời, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người; cải thiện mức hưởng thụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 Điệu "Múa giỏ" truyền thống của dân tộc Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường. Ảnh Thu Minh

Cụ thể, tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự, là một trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, nhằm khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin tư liệu, dữ liệu tổng thể về các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự tại huyện Tam Đường và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch tại huyện Tam Đường và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, với sự tham gia của cán bộ, công chức làm công tác văn hóa, dân tộc cấp huyện, xã; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; trưởng các đoàn thể các thôn, bản; trưởng thôn, bản, người có uy tín, nghệ nhân, học viên dân tộc Lự.

Từ đó, đánh giá về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu nói chung và dân tộc Lự nói riêng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi trong văn hóa truyền thống dân tộc Lự và vai trò của cộng đồng dân tộc Lự trong hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống. Phát huy vai trò của nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư các điểm du lịch, cán bộ công chức văn hóa xã, các đơn vị, hộ kinh doanh du lịch trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia chặt chẽ vào phát triển du lịch; cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường.

Lễ cúng mừng cơm mới  của người Lự ở xã Đông Pao, huyện Tam Đường. Ảnh: T.L

Cùng với đó, tổ chức bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm; nghệ thuật trình diễn dân gian; trò chơi dân gian; Tết cơm mới; lễ cưới và lễ cúng trâu; tục nhuộm răng đen của dân tộc Lự tại huyện Tam Đường, và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Với sự tham gia của hơn nghệ nhân và học viên người dân tộc Lự sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu, ưu tiên học viên là thanh thiếu niên, học sinh trung học phổ thông dân tộc Lự.

Qua đó, khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống và nghề dệt truyền thống về những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế. Đồng thời, hỗ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ xây dựng nghề dệt truyền thống dân tộc Lự, góp phần, tổ chức truyền dạy và thực hành nghề dệt truyền thống dân tộc Lự phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, xuất bản, phát hành ấn phẩm giới thiệu, tuyên truyền nét đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú của cộng đồng dân tộc Lự phản ánh những nét cơ bản nhất về nguồn gốc, dân cư, tập quán sinh hoạt, lao động - sản xuất, trang phục, dân ca, dân vũ, lễ hội, tín ngưỡng...nhằm quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Lự đến rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu. Ảnh T.L

Bộ VHTTDL cũng yêu cầu, việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lự tại huyện Tam Đường, và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cần phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán cộng đồng dân tộc thiểu số; lựa chọn hỗ trợ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa tiêu biểu của dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương. Qua đó, động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể văn hóa, khơi dậy lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống, từng bước nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Trong quá trình triển khai cần đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thích ứng an toàn với công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực tế của địa phương.

QUỲNH VY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top